Những ai được mua đất nông nghiệp theo quy định pháp luật?

151
những ai được mua đất nông nghiệp

Trong quy định của pháp luật về giao dịch đất nông nghiệp, việc xác định ai được mua đất nông nghiệp là một phần quan trọng nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng tài sản đất đai một cách hiệu quả. Sự ràng buộc về người mua đất nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đảm bảo rằng đất nông nghiệp được sử dụng theo mục đích, đúng quy định của pháp luật.

Vậy “Những ai được mua đất nông nghiệp theo quy định pháp luật?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

những ai được mua đất nông nghiệp

Những ai được mua đất nông nghiệp?

Trong trường hợp mong muốn mua diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa, bên mua phải là cá nhân hoặc hộ gia đình, và đồng thời bên mua cũng là những người sử dụng đất để trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Những người được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện được quy định. Riêng trường hợp muốn mua đất trồng lúa thì bên mua phải là cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Thứ nhất, để tiến hành giao dịch mua đất nông nghiệp, một yếu tố quan trọng là thửa đất cần phải được cấp Giấy chứng nhận. Điều này đòi hỏi thửa đất không thuộc trường hợp phải kê biên để đảm bảo thi hành án hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài ra, thửa đất phải đang trong thời hạn sử dụng và không được bao gồm trong các vụ tranh chấp. Nếu một thửa đất không đáp ứng được tất cả các điều kiện này, thì nó sẽ không đủ điều kiện để tham gia vào giao dịch chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Thứ hai, người hoặc tổ chức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp không phải là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 168 của Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc những đối tượng được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy, nếu bên mua thuộc một trong hai đối tượng này, thì cũng sẽ không được phép thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Thứ ba, không thuộc vào trường hợp bị hạn chế về việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai 2013.

Theo Khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.”

Thứ tư, nếu không phải là cá nhân hoặc hộ gia đình đang tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp, thì không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

Theo Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định:

“3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”

Những đối tượng không được mua đất nông nghiệp

Trong lĩnh vực mua bán đất nông nghiệp, có nhiều quy định và điều kiện về người mua đất nhằm bảo đảm quản lý tài sản đất đai hiệu quả. Việc hiểu rõ những đối tượng không được mua đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên đất đai của quốc gia. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những đối tượng không được mua đất nông nghiệp, cụ thể như sau:

Theo Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, như sau:

“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”

Vấn đề “Những ai được mua đất nông nghiệp theo quy định pháp luật?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu sơ yếu lý lịch 2023.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt đối với hành vi tự ý mua đất trồng lúa

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa mà không đủ điều kiện như sau:
“Điều 26. Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện quy định tại các Điều 191 và Điều 192 của Luật đất đai
2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”
Theo đó, nếu cán bộ, công chức có hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng và phải trả lại phần diện tích đất đã nhận chuyển quyền theo quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Phân loại đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2013 được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm:
+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

5/5 - (1 bình chọn)