Việc treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh của một công ty không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng để thể hiện danh tính và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp mà còn theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo việc cung cấp thông tin cho khách hàng, cơ quan quản lý, việc tuân thủ quy định về biển hiệu là hết sức quan trọng. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định này, mức xử phạt sẽ được áp dụng. Vậy “Quy định mức xử phạt công ty không treo biển hiệu” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Quy định mức xử phạt công ty không treo biển hiệu
Khi kinh doanh, việc treo biển hiệu tại trụ sở là một yêu cầu quan trọng đối với các công ty và tổ chức. Biển hiệu không chỉ giúp công ty dễ dàng nhận biết mà còn cung cấp thông tin quan trọng về tên gọi và địa chỉ của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định mức xử phạt đối với các công ty và tổ chức khi không treo biển hiệu tại trụ sở.
Theo Khoản 2 Điều 34 Nghị định Số: 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thì việc xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu sẽ gồm có các mức phạt không treo biển công ty như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
+ Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP nếu vi phạm các hành vi về biển hiệu sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không thể hiện đầy đủ trên bảng hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại;
Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
+ Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên bảng hiệu;
+ Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
+ Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên bảng hiệu;
+ Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
+ Ngoài bị xử phạt hành chính thì công ty không thực hiện treo bảng hiệu còn có thể bị khóa mã số thuế từ cơ quan thuế quản lý và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục sau:
+ Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm tương ứng.
+ Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi vi phạm quy định về biển hiệu.
Như vậy nếu công ty không thực hiện treo bảng hiệu thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và bị khóa mã số thuế.
Những quy định khi treo biển hiệu công ty
Việc treo biển hiệu là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một công ty hoặc tổ chức. Đây là cách để công ty tạo sự nhận diện, quảng bá thương hiệu, và thông báo đến khách hàng về sự hiện diện của họ tại một địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng việc treo biển hiệu được thực hiện một cách hợp pháp và an toàn, cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Chúng ta sẽ tìm hiểu về những quy định khi treo biển hiệu công ty trong bài viết dưới đây.
Hình thức biển hiệu công ty
Theo quy định của Điều 22 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng, được ban hành cùng với Nghị định 103/2009/NĐ-CP, biển hiệu tại trụ sở chính của các tổ chức hoặc cá nhân có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn neon uốn chữ, hoặc các hình thức sáng tạo khác. Mục đích của biển hiệu này là để giới thiệu tên gọi và địa chỉ giao dịch của tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam, cũng như tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Nội dung bắt buộc phải có trên biển hiệu công ty
Theo Khoản 1 Điều 34 Luật Quảng Cáo 2012 quy định về biển hiệu phải có các nội dung sau:
“1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại.”
Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào (Điều 23 Quy chế hoặt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng).
Chữ viết trên biển hiệu công ty
Cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định: phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt trừ trường hợp Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên Biển hiệu thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Kích thước biển hiệu công ty
Theo Khoản 3 Điều 34 Luật Quảng Cáo 2012 quy định về kích thước biển hiệu như sau:
“3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.”
Vị trí treo biển hiệu công ty tại trụ sở, cơ sở kinh doanh
Vị trí lắp đặt biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Theo quy định tại Điều 23 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP:
+ Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
+ Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng.
+ Tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
Vấn đề “Quy định mức xử phạt công ty không treo biển hiệu” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như đơn đề nghị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Công ty không thực hiện treo biển hiệu có bị phạt không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Treo biển hiệu công ty có phải xin phép không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, treo biển hiệu công ty không cần phải xin phép. Nhưng khi treo biển hiệu của công ty phải tuân thủ quy định của pháp luật về biển hiệu được quy định tại Nghị định 103/2009.
Mặc dù pháp luật không có quy định về phải xin phép để treo biển hiệu, nhưng nếu các cá nhân, tổ chức không tuân theo quy định của pháp luật về treo biển hiệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Nếu không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; hoặc không viết, gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đến 15.000.000 theo quy định tại Nghị định 50/2016