Quy định về nghỉ bù khi làm thêm giờ mới năm 2023

135
Quy định về nghỉ bù khi làm thêm giờ mới năm 2023

Để đảm bảo hiệu quả công việc cũng như sức khỏe của người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bố trí nghỉ bù khi người lao động làm thêm giờ. Tuy nhiên, việc nghỉ bù sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật. Do đó, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ thì người sử dụng lao động và người lao động cần nắm được quy định về nghỉ bù khi làm thêm giờ. Hãy theo dõi Quy định về nghỉ bù khi làm thêm giờ mới năm 2023 dưới đây của Tìm luật nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Nghỉ bù là gì?

Việc đi làm thêm vào những ngày nghỉ là việc thường thấy tại một số doanh nghiệp hiện nay. Khi thực hiện theo pháp luật, người sử dụng lao động sẽ sắp xếp, bố trí nghỉ bù cho người lao động khi làm thêm giờ. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình thì người lao động cần nắm được quy định về nghỉ bù. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng cần nắm được để tuân thủ theo pháp luật lao động và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Theo Bộ luật Lao động 2019 quy định thì trong trường hợp do chu kỳ lao động đặc biệt người lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ bình quân 01 tháng ít nhất là 04 ngày. Bên cạnh đó, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với những ngày nghỉ lễ đó.

Như vậy, chế độ nghỉ bù của người lao động sẽ có hai dạng đó là nghỉ bù sau khi làm thêm giờ và nghỉ bù ngày lễ.

Như vậy, có thể hiểu nghỉ bù là một chế độ nghỉ ngơi dành cho người lao động, trong đó người lao động sẽ được nghỉ bù trong một khoảng thời gian nhất định sau khi làm thêm giờ hoặc trong trường hợp ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần.

Quy định về nghỉ bù khi làm thêm giờ

Quy định về làm thêm giờ

Hiện nay có khá nhiều người lao động lựa chọn làm thêm giờ, chính vì vậy để đảm bảo hiệu quả công việc cũng như sức khỏe của người lao động thì người sử dụng lao động cần tuân thủ đúng quy định về làm thêm giờ. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần nắm được quy định này để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc làm thêm giờ như sau:

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo đó, khi để người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động cần tuân thủ các yêu cầu mà pháp luật quy định như trên.

Quy định về nghỉ bù khi làm thêm giờ mới năm 2023

Quy định nghỉ bù sau khi làm thêm giờ

Để đảm bảo sức khỏe của người lao động thì pháp luật đã quy định về việc nghỉ bù khi làm thêm giờ. Theo đó, khi cho người lao động làm thêm giừo thì người sử dụng lao động cần bố trí, sắp xếp thời gian nghỉ bù phù hợp với quy định pháp luật. Dưới đây là Quy định nghỉ bù sau khi làm thêm giờ mà người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ:

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 107 của Bộ luật Lao động năm 2019: “Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: “Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Như vậy, để đảm bảo cho người lao động có đủ sức khoẻ để làm việc, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về thời gian nghỉ ngơi của người lao động, bắt buộc phải đảm bảo ít nhất được nghỉ 24 giờ liên tục. Phụ thuộc vào khoảng thời gian làm thêm giờ của người lao động mà người sử dụng lao động sẽ bố trí thời gian nghỉ bù phù hợp và đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Nghỉ bù có được trả lương không?

Khi được nghỉ bù, người lao động thường quan tâm đến việc hưởng lương như thế nào? Vậy theo quy định thì nghỉ bù có được trả lương không? Pháp luật lao động hiện nay không có quy định về việc người lao động được trả lương cho những ngày nghỉ bù. Trên thực tế thì ngày nghỉ bù là ngày nghỉ không được hưởng lương.

Nếu người lao động đi làm vào cuối tuần thì có thể được sắp xếp nghỉ bù vào một ngày khác trong tuần. Thông thường, ngày nghỉ cuối tuần cũng là những ngày nghỉ không được hưởng lương, vì vậy, việc nghỉ bù vào một ngày trong tuần cũng sẽ không được hưởng lương cho ngày nghỉ đó.

Tuy nhiên, nếu người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù ngày lễ, lương sẽ được tính theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể, bằng ít nhất 200% mức tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 thì:

Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về nghỉ bù khi làm thêm giờ mới năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Đi làm vào ngày nghỉ bù thì lương tính thế nào?

Tại Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm thêm giờ như sau: 
“Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.”
Như vậy, đi làm vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần. 

Cách tính lương vào ngày nghỉ bù như thế nào?

Theo Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
– Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. 
Do đó, tiền lương khi đi làm vào ngày nghỉ bù sẽ bằng ít nhất 200% của ngày làm việc bình thường nếu làm việc ban ngày. 
Còn đối với làm việc vào ban đêm thì sẽ bằng ít nhất 270% lương ngày làm việc bình thường.

5/5 - (1 bình chọn)