Quy định về rãnh thoát nước chung như thế nào?

591
Quy định về rãnh thoát nước chung như thế nào

Môi trường nước tại các đô thị Việt Nam nhìn chung bị ảnh hưởng do phát triển hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Xử lý nước thải phát triển khá chậm trong những năm gần đây, ước tính chỉ khoảng 15% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn. Về vấn đề này, Chính phủ Việt Nam ưu tiên, quan tâm và nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện thu gom và xử lý nước thải, đồng thời cải thiện công tác quản lý và vận hành nước thải. Vậy quy định về rãnh thoát nước chung như thế nào? Cùng tìm với Tìm luật nhé

Quy định về rãnh thoát nước chung như thế nào?

Xử lý nước thải là đối tượng và nội dung của quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó quy định cụ thể các yêu cầu quy hoạch đô thị đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải đó là chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng

Nguyên tắc chung quản lý thoát nước và xử lý nước thải

1. Dịch vụ thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung là loại hình hoạt động công ích, được Nhà nước quan tâm, ưu tiên và khuyến khích đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước và xử lý nước thải, bảo đảm phát triển bền vững.

2. Người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm; nguồn thu từ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải phải đáp ứng từng bước và tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thoát nước.

3. Nước mưa, nước thải được thu gom; nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

4. Nước thải có tính chất nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và các quy định pháp luật khác có liên quan.

5. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ, được duy tu, bảo dưỡng. Ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương. Thoát nước và xử lý nước thải phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

6. Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước có liên quan đến kết cấu hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ và hoàn trả nguyên trạng hoặc khôi phục lại nếu làm hư hỏng công trình giao thông.

7. Các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến hệ thống thoát nước phải có phương án bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định hệ thống thoát nước.

8. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.

Quy định về rãnh thoát nước chung như thế nào

Quy định về quản lý hoạt động thoát nước địa phương

Định hướng chính sách thoát nước và xử lý nước thải là phát triển bền vững hệ thống thoát nước đô thị, khu đô thị, khu dân cư tập trung và khu công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường của cả nước và xã hội, nâng cao sức khỏe cộng đồng; bảo vệ cộng đồng. Chất lượng nước của nguồn nước theo quy hoạch tổng thể, tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước, mở rộng hệ thống thoát nước đáp ứng sự phát triển bền vững của thành phố và kiểm soát ô nhiễm nước; khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước mưa cho các mục đích khác nhau. Cá nhân phải chi trả chi phí kiểm soát ô nhiễm, thu nhập từ dịch vụ thoát nước phải đáp ứng chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải.

1. Quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý thoát nước và xử lý nước thải đồng thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.

2. Nội dung cơ bản của quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương bao gồm:

a) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng;

b) Hệ thống thoát nước của địa phương;

c) Xác định chủ sở hữu;

d) Quy định về tiêu chuẩn dịch vụ, quy định về đấu nối và miễn trừ đấu nối; trách nhiệm và quyền của chủ đầu tư, của hộ thoát nước; nghĩa vụ tài chính liên quan đến công tác đấu nối, các chính sách hỗ trợ của địa phương về đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước;

đ) Quy định về điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật về xả nước thải áp dụng;

e) Quy định về quản lý bùn thải của hệ thống thoát nước; bùn thải từ bể tự hoại;

g) Quy định về xử lý nước thải tập trung, phi tập trung;

h) Quy định về đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;

i) Quy định về hợp đồng quản lý, vận hành;

k) Quy định về trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trên địa bàn;

l) Quy định trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động thoát nước, các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;

m) Quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và phê duyệt quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương.

Khởi kiện tranh chấp cống rãnh thoát nước như thế nào?

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp cống rãnh thoát nước gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu 23 Nghị quyết số 01 năm 2017 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ của bên khởi kiện
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm

Có 2 hình thức nộp đơn khởi kiện đó là: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện.

Trình tự thủ tục giải quyết

Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện Tòa án sẽ xem xét đơn. Nếu hồ sơ chưa thể hiện đủ điều kiện thụ lý theo quy định thì Tòa án yêu cầu bổ sung

Nếu hồ sơ đủ:

Tòa thông báo nộp cho người khởi kiện tạm ứng án phí. Sau đó người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa. Tòa nhận được biên lai đóng tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết

Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa án. Nếu không hòa giải thành thì Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm

Trong bài viết trên Tìm Luật đã gửi đến bạn đọc những thông tin về vấn đề “Quy định về rãnh thoát nước chung như thế nào?“. Mong rằng với những chia sẻ trên có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì hãy theo dõi chúng tôi nhé

Câu hỏi thường gặp

Nếu xảy ra tranh chấp rãnh thoát nước thì giải quyết như thế nào?

Khi có tranh chấp xảy ra cách được ưu tiên là các bên thỏa thuận để giải quyết vấn đề theo hướng cả hai bên điều có lợi và giữ được mối quan hệ. Theo Điều 202 Luật đất đai 2013 nếu không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu hòa giải tại cơ sở để được sự hòa giải bởi những cơ quan địa phương.
Nếu đã hòa giải tại cơ sở những không thể đạt kết quả mong muốn của các bên thì các bên có quyền nộp đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết theo Điều 203 Luật đất đai 2013

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cống rãnh thoát nước?

Theo khoản 2 Điều 171 Luật đất đai 2013 đã chỉ rõ: Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề dược thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo điều 95 Luật này.
Do đó, tranh chấp phát sinh là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Căn cứ Điều 203 và Điều 3 khoản 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP việc giải quyết tranh chấp có thể tiến hành qua phương thức sau:
Các bên tiến hành thỏa thuận về việc một bên cho bên kia được tạo một lối cấp, thoát nước qua bất động sản của mình;
Yêu cầu Ủy ban xã nơi tranh chấp đất tổ chức hòa giải
Trường hợp hòa giải không thành thì có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)