Quy định về tài sản cố định mới nhất năm 2023

159
quy định về tài sản cố định

Quy định về tài sản cố định là một phần quan trọng của hệ thống pháp luật và kế toán trong việc quản lý tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Tài sản cố định bao gồm những tài sản dài hạn như đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, và nhiều tài sản khác. Quy định về tài sản cố định đặt ra các nguyên tắc, quy trình, và nhiệm vụ liên quan đến việc mua, bán, quản lý, và báo cáo tài sản này.

Trong bài viết này, hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về “Quy định về tài sản cố định mới nhất năm 2023” Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định có thể là các tài sản như đất đai, máy móc, thiết bị, phương tiện, hoặc thậm chí là tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu, hoặc bằng sáng chế. Hiện nay, trong các quy định pháp luật, tài sản cố định không được định rõ khái niệm chung. Tuy nhiên, để có thể phân biệt tài sản là tài sản cố định, cần xem xét các yếu tố như thời gian sử dụng lâu dài (trên 01 năm) và giá trị tài sản (từ 30 triệu đồng trở lên)…

Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về từng loại tài sản cố định như sau:

“Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

2. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

3. Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

4. Tài sản cố định tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.”

quy định về tài sản cố định

Tiêu chuẩn tài sản cố định của cơ quan nhà nước

Trong bối cảnh hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, việc xác định và tuân thủ tiêu chuẩn về tài sản cố định là điều quan trọng. Các cơ quan và tổ chức nhà nước thường phải sử dụng nhiều loại tài sản cố định để thực hiện nhiệm vụ của họ, bao gồm các tài sản như máy móc, thiết bị, phương tiện, và tài sản vô hình như bằng sáng chế, thương hiệu, dữ liệu và các tài sản khác.

Theo Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn tài sản cố định như sau:

“Điều 3. Tiêu chuẩn tài sản cố định

1. Xác định tài sản:

a) Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản.

b) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.

c) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản riêng lẻ đó được xác định là một tài sản.

d) Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật được xác định là một tài sản.

đ) Vườn cây lâu năm thuộc khuôn viên đất độc lập hoặc từng cây lâu năm riêng lẻ được xác định là một tài sản.

e) Quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất hoặc phần diện tích được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng thửa đất được xác định là một tài sản.

g) Quyền sở hữu trí tuệ được đăng ký, xác lập theo từng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đến quyền tác giả, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng được xác định là một tài sản.

h) Mỗi phần mềm ứng dụng được xác định là một tài sản.

i) Thương hiệu của từng đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là một tài sản.

2. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (trừ tài sản quy định tại khoản 3 Điều này) được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

3. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật và tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

b) Đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.”

Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về tài sản cố định mới nhất năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản… các tin tức, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống. 

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để hạch toán thanh lý tài sản cố định?

Trong một số trường hợp như Tài sản đã hư hỏng và không thể sử dụng được nữa; Tài sản lạc hậu và không còn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hay Sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ cần thanh lý tài sản cố định.

Làm thế nào để tính khấu hao tài sản cố định?

Hiện nay, có 03 phương pháp tính khấu hao tài sản cố định đó là phương pháp đường thẳng, phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp theo số lượng – khối lượng sản phẩm.

5/5 - (1 bình chọn)