Quy định về tạm đình chỉ chức vụ trong hệ thống hành chính công hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người làm công việc công vụ. Quy trình này được quy định để xử lý những vi phạm trong công việc, đồng thời đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch trong quá trình điều tra và xử lý.
Quy định này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác minh, điều tra những hành vi không đúng, đồng thời bảo đảm sự công bằng trong quá trình giải quyết. Vậy “Quy định về tạm đình chỉ chức vụ hiện nay như thế nào?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tạm đình chỉ công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong trường hợp nào?
Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn là một biện pháp được áp dụng tạm thời với một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Việc này thường xảy ra trong những trường hợp cần điều tra, xác minh hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi, quản lý, hoặc những vi phạm pháp luật của một cá nhân. Có thể bạn quan tâm: Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức
Quy định về việc tạm đình chỉ công tác thông thường liên quan đến các hành vi vi phạm nghiêm trọng, bao gồm việc phạm pháp, vi phạm nội quy, tham nhũng, hoặc các hành vi không đáp ứng đúng trách nhiệm của vị trí, chức vụ mình đảm nhiệm.
Tạm đình chỉ công tác khi xem xét, xử lý kỷ luật
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức như sau:
“Điều 81. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.”
Tạm đình chỉ công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm liên quan đến tham nhũng
Theo quy định hiện hành của pháp luật, người có chức vụ, quyền hạn vi phạm liên quan đến tham nhũng có thể đối mặt với việc bị tạm đình chỉ công tác. Điều này được định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2029 quy định định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng.
Về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước được quy định tại Điều 41 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 41. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong cơ quan hành chính nhà nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
7. Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với Thứ trưởng và các chức vụ tương đương, người có chức vụ, quyền hạn do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.”
Mời bạn xem thêm: tải mẫu hợp đồng thuê nhà được chúng tôi cập nhật mới hiện nay.

Công chức bị tạm đình chỉ công tác tối đa bao lâu?
Thời gian tạm đình chỉ công tác đối công chức tối đa là 15 ngày. Trường hợp cần thiết kéo dài, thời gian tạm đình chỉ có thể lên đến tối đa 30 ngày. Tuy nhiên, đối với công chức có chức vụ, thời gian tạm đình chỉ công tác kéo dài lên đến 90 ngày, bắt đầu từ ngày có quyết định tạm đình chỉ.
Theo Điều 81 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định như sau:
“Điều 81. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.”
Trong trường hợp công chức bị tạm giữ hoặc tạm giam để phục vụ việc điều tra, truy tố, hay xét xử, thời gian này được coi là thời gian nghỉ việc có lý do. Sau khi kết thúc thời gian tạm đình chỉ công tác và nếu công chức không bị kỷ luật, sẽ tiếp tục được bố trí làm việc ở vị trí công việc trước đây.
Riêng công chức có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc thì thời gian tạm đình chỉ công tác là 90 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Theo Khoản 3 Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác như sau:
“Điều 43. Căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
3. Người có chức vụ, quyền hạn được coi là có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người đó có một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật;
b) Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;
c) Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về tạm đình chỉ chức vụ hiện nay như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý, các mẫu đơn chuẩn pháp luật,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Tạm đình chỉ công tác có được hưởng lương hay không?
Khi bị tạm đình chỉ công việc thì các chủ thể vẫn phải được đảm bảo quyền lợi của mình trong lao động. Nhìn chung thì theo pháp luật lao động hiện nay, người lao động sẽ được hưởng những chế độ sau khi bị áp dụng quyết định tạm đình chỉ, cụ thể là căn cứ theo điều 128 Bộ luật lao động 2019, lương của người lao động được áp dụng khi có quyết định tạm đình chỉ như sau:
– Trong trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc, thì người lao động đó sẽ được hưởng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc, đây là quy định phù hợp để đảm bảo đời sống tối thiểu của người lao động khi họ bị tạm chấm dứt lao động, đảm bảo ổn định cuộc sống và vẫn có khoản thu nhập nhất định;
– Trong các trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động, thì được người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật về lao động. Người lao động khi bị tạm đình chỉ công tạm thời việc nếu thấy không thỏa đáng với quyết định này, thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động và khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự và thủ tục do pháp luật hiện hành quy định.
Tạm đình chỉ và đình chỉ công tác được hiểu như thế nào?
Tạm đình chỉ công tác là khái niệm để chỉ hoạt động của người có thẩm quyền buộc người lao động phải tạm thời ngưng việc tham gia công tác tại một đơn vị, cơ quan nhất định. Thông thường thì việc tạm đình chỉ công tác là tạm thời không thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình để tiến hành điều tra hoặc xác minh những vụ việc vi phạm kỷ luật lao động mang tính chất phức tạp, thường do người sử dụng lao động áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.
Còn đình chỉ công tác là khái niệm để chỉ hoạt động của cấp trên hoặc người được cấp trên ủy quyền tiến hành đình chỉ không cho một chủ thể nào đó chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến một chức năng và nhiệm vụ cụ thể của chủ thể đó. Khác với tạm đình chỉ, thì đình chỉ là chấm dứt hẳn việc thực hiện công tác trên tất cả các hoạt động công việc được giao. Như vậy thì đình chỉ công tác là khái niệm bao hàm phạm vi rộng hơn khái niệm đình chỉ chức vụ. Có thể người nào đó bị đình chỉ chức vụ nhưng sẽ không bị đình chỉ công tác. Vì bên ngoài công việc họ thực hiện dựa trên chức vụ của mình thì người đó còn có thể phụ trách những công việc khác trong đơn vị hoặc cơ quan đó. Nhìn chung thì thời hạn đình chỉ công tác sẽ được ghi rõ trong quyết định đình chỉ. Còn nếu không thể hiện rõ thời hạn đình chỉ thì đương nhiên là chấm dứt luôn chức vụ của cá nhân đó. Vì nội hàm của khái niệm “đình chỉ” đã thể hiện khía cạnh này, đây là một điểm phân biệt với khái niệm “tạm đình chỉ”.