Quy định về xuất bản sách mới năm 2023

166
Quy định về xuất bản sách mới năm 2023

Xuất bản sách là việc phải thực hiện theo quy định pháp luật. Do đó, khi xuất bản sách, nhà xuất bản cần nắm được quy định về xuất bản sách và tuân thủ theo quy định đó. Có thể nhiều người đang có dự định xuất bản sách nhưng lại chưa nắm được quy định về xuất bản sách như thế nào? Dưới đây là quy định về xuất bản sách mới năm 2023, bạn có thể tham khảo.

Xuất bản là gì?

Để sách được phổ biến rộng rãi đến với công chúng thì xuất bản sách là điều rất quan trọng. Do đó, mỗi tác giả, nhà sản xuất đều mong muốn sách của mình được xuất bản và được nhiều người đón nhận và mua sách. Để hiểu rõ hơn về xuất bản sách theo quy định pháp luật, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 quy định xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.

Có hai phương thức xuất bản theo Khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 bao gồm:

– In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.

– Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.

Như vậy, xuất bản được quy định như trên.

Quy định về xuất bản sách

Mỗi năm có rất nhiều sách được xuất bản bởi các nhà xuất bản sách. việc xuất bản sách phảo được thực hiện theo quy định pháp luật. Do đó, khi xuất bản sách, nhà xuất bản cần tuân thủ quy định pháp luật. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được quy định về xuất bản sách như thế nào nhé.

Căn cứ tại Điều 36 Luật Xuất bản 2012 quy định về hoạt động phát hành xuất bản phẩm như sau:

– Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành).

Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm.

– Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.

– Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp;

+ Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

+ Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

– Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh:

+ Chủ hộ phải thường trú tại Việt Nam;

+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

Quy định về xuất bản sách mới năm 2023
Quy định về xuất bản sách mới năm 2023

Quy định ghi thông tin trên xuất bản phẩm dưới dạng sách

Khi xuất bản sách, việc ghi thông tin trên xuất bản là rất quan trọng. Chính vì vậy, pháp luật có quy định về việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm dưới dạng sách. Để biết quy định về ghi thông tin trên xuất bản phẩm dưới dạng sách như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

 Tại Điều 27 Luật Xuất bản 2012 quy định đối với xuất bản phẩm dưới dạng sách phải ghi các thông tin sau đây:

+ Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản. Lưu ý: phải ghi trên bìa một của sách và không được ghi thêm thông tin khác.

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); họ tên người hiệu đính (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào.

+ Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN). Lưu ý: Phải ghi trên cùng một trang sách

+ Đối với sách kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”. Lưu ý: phải ghi trên bìa bốn của sách.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định như sau:

Điều 11. Hướng dẫn việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm

Ngoài các quy định tại Điều 27 Luật xuất bản, việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm thực hiện theo quy định sau đây:

1. Đối với xuất bản phẩm dưới dạng sách in:

a) Trên bìa một không ghi tên tác giả, tên người dịch, tên người phiên âm, tên người biên soạn đối với sách có nội dung nguyên văn văn kiện của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật; văn bản kinh, giáo luật của tôn giáo đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

b) Phải ghi số thứ tự các trang;

c) Trường hợp sử dụng hình ảnh Quốc huy, Quốc kỳ để thể hiện trên sách phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

d) Phải ghi “Sách chuyên quảng cáo” trên bìa bốn đối với sách chuyên về quảng cáo;

đ) Phải in từ “TUYỆT MẬT”, “TỐI MẬT” hoặc “MẬT” trên trang tên sách đối với sách có nội dung bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và chỉ nộp tờ khai lưu chiểu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 28 Luật xuất bản.

Như vậy theo quy định trên việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm dưới dạng sách phải tuân thủ quy định trên.

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về xuất bản sách mới năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Cá nhân được phép tự viết sách rồi xuất bản hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 quy định:
Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản

2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;

Theo đó, pháp luật không cho phép hành vi xuất bản phẩm sách in mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản.
Như vậy, cá nhân không thể tự mình viết sách rồi đi in ấn đem bán.

Xuất bản không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 6 và khoản 9 Điều 28 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) In xuất bản phẩm nhưng không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.”

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:
“2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”
Như vậy, khi cá nhân không có giấy phép mà hoạt động xuất bản thì cá nhân đó bị phạt tiền từ 35.000.000 đến 50.000.000 đồng, còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ từ 70.000.000 đến 100.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)