Hiện nay, trong giao dịch mua bán đất đai có trường hợp bên mua chỉ nhận một phần quyền sử dụng đất từ bên bán do thiếu kinh tế, hoặc bên bán không muốn chuyển nhượng cả lô đất. Trường hợp phần quyền sử dụng đất có liên quan không đủ điều kiện tách thửa thì bên mua và bên bán được đăng ký sử dụng chung toàn bộ thửa đất. Lúc này sẽ có sổ đỏ đông sở hữu đất. Vậy sổ đỏ đồng sở hữu là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tìm luật nhé
Sổ đỏ đồng sở hữu là gì?
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định khái niệm Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ.
Quy định về trường hợp đồng sở hữu nhà đất
Khoản 2, Điều 98 của Luật đất đai năm 2013 quy định rằng:
Thửa đất mà có nhiều người chung quyền sử dụng đất, sở hữu chung nhà ở và cả các tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đủ tên những người có chung quyền và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận”.
Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, người được ghi tên trên sổ Đỏ có toàn quyền quyết định mảnh đất người đó (miễn là không trái với pháp luật). Quy định này cũng được áp dụng với đất đồng sở hữu.
Mọi vấn đề, thủ tục phát sinh trên đất đồng sở hữu đều phải có sự đồng ý của tất cả người sở hữu đất. Trong trường hợp một trong những người sở hữu không đồng ý với quyết định của bên còn lại, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý theo điểm B, khoản 2, điều 167 của Luật đất đai 2013:
- Với nhóm sử dụng đất mà quyền sử dụng được phân chia theo phần cho từng người:
- Nếu mỗi thành viên trong nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền đồng sở hữu nhà đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng.
- Trong trường hợp quyền sử dụng đất không được phân chia theo từng phần thì người đại diện sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm sử dụng đất.
Hồ sơ sổ đỏ đồng sở hữu
Căn cứ khoản 1, Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, khi thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, bạn phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Thủ tục thực hiện làm sổ đỏ đồng sở hữu
Thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu bao gồm các bước như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ giấy tờ và nộp hồ sơ
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
- Trường hợp nếu có nhu cầu, Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn nơi có đất).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Căn cứ Khoản 5, Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết
Đối với cơ quan có thẩm quyền: Trong giai đoạn này, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
Đối với người sử dụng đất: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận…). Khi nhận được thông báo nộp tiền thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trao kết quả
Sau khi Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật thông tin vào Sổ địa chính và trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Người được cấp Giấy chứng nhận nhận lại bản chính giấy tờ đã được xác nhận cấp Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận.
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Theo quy định năm 2023 sổ đỏ đồng sở hữu là gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khá như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng
Câu hỏi thường gặp
Đất đồng sở hữu muốn bán nhưng một bên không đồng ý thì bán được hay không?
Đất đồng sở hữu có thể sang nhượng, mua bán như các loại đất khác, miễn là có sự đồng thuận của người đồng sở hữu. Theo luật dân sự quy định, việc mua bán tài sản chung (ở đây là đất đồng sở hữu) được định đoạt dựa trên thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc quy định của pháp luật.
Trong trường hợp các chủ sở hữu đất không thể thống nhất ý kiến, người có nhu cầu mua bán đất sẽ phải thực hiện tách thửa đất thuộc quyền của mình theo quy định. Sau khi thủ tục tách thửa được thông qua, người mua bán sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng và được toàn quyền định đoạt mẩu đất của mình.
Trong trường hợp đất đồng sở hữu có người đại diện thì các thành viên có thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện quyền mua bán đất đồng sở hữu.
Ngoài ra, theo luật dân sự, trong trường hợp một chủ sở hữu bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu khác có quyền ưu tiên mua (ở đây là mua đất đồng sở hữu).
Trường hợp người đồng sở hữu đất vi phạm về việc sử dụng đất thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước nhà nước?
Căn cứ Điều 7 Luật Đất đai 2013 quy định về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất như sau:
Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất
Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.
Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
Theo đó, trường hợp phải chịu trách nhiệm trước nhà nước thì những người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất sẽ chịu trách nhiệm.