Tải xuống mẫu đơn kiến nghị tập thể năm 2023

213
Tải xuống mẫu đơn kiến nghị tập thể năm 2023

Khi không đồng ý với cách làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kiến nghị đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để có thể xem xét, xử lý nội dung kiến nghị đó. Đơn kiến nghị tập thể sẽ phải có những nội dung, hình thức đáp ứng được điều kiện theo quy định. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đơn kiến nghị tập thể chi tiết, hãy tải xuống mẫu đơn kiến nghị tập thể dưới đây của Tìm luật nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật tiếp công dân 2013
  • Thông tư 05/2021/TT-TTCP

Đơn kiến nghị là gì?

Hoạt động kiến nghị có ý nghĩa quan trong các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Kiến nghị không chỉ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhận quản lý có thể nhận được thông tin hữu ích mà còn đưa ra các giải pháp để góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách của cơ quan, tổ chức trong các lĩnh vực. Căn cứ và Điều 2 Luật tiếp công dân 2013 giải thích về kiến nghị, phản ánh như sau:

Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.

Như vậy, đơn kiến nghị được hiểu là một văn bản sử dụng để trình bày ý kiến hay nguyện vọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức về một vấn đề nào đó có liên quan đến việc thực hiện đường lối, chủ trương hay chính sách pháp luật, và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chính đáng của những cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.

Điều kiện để đơn kiến nghị được xử lý?

Để được xử lý nội dung kiến nghị thì đơn kiến nghị cần đáp ứng được về nội dung và hình thức của đơn kiến nghị. Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định thì đơn kiến nghị, phản ánh đủ điều kiện xử lý khi đáp ứng những yêu cầu sau:

– Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;

– Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;

– Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

– Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;

– Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.

Như vậy, đơn kiến nghị để được xử lý thì cần phải đáp ứng các điều kiện như đơn sử dụng chữ viết là tiếng Việt; Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn; Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh.

Tải xuống mẫu đơn kiến nghị tập thể năm 2023

Đơn kiến nghị được nộp tại đâu?

Tùy theo đơn được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó sẽ có thẩm quyền xử lý đơn kiến nghị. Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định như sau:

Điều 5. Tiếp nhận đơn

Đơn được tiếp nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau đây:

1. Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;

2. Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

3. Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;

4. Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.

Theo đó, phân loại đơn kiến nghị phản ánh theo thẩm quyền giải quyết được quy định như trên.

Mẫu đơn kiến nghị tập thể

Hướng dẫn viết đơn kiến nghị

Để đơn kiến nghị dễ dàng được chấp thuận và xử lý thì khi viết đơn kiến nghị, cần chú ý các nội dung sau:

– Ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin cá nhân, tập thể hay người đứng ra làm đơn kiến nghị cho tập thể như: họ và tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, số CCCD/CMND, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ.

– Về nội dung cần kiến nghị và yêu cầu giải quyết trong đơn: Cần trình bày một cách xúc tích, ngắn gọn mà rõ ràng, mạch lạc, chi tiết những vấn đề cá nhân, tập thể cần cơ quan nhà nước xem xét và đưa ra hướng xử lý, đề xuất phù hợp với tình hình thực tế.

– Tài liệu có kèm theo đơn kiến nghị: Để đơn kiến nghị có tính thuyết phục cao thì cá nhân, tập thể cần chuẩn bị kỹ tài liệu, bằng chứng cụ thể phải phản ánh đúng sự việc đang diễn ra.

Tài liệu đính kèm nên thể hiện bằng chứng văn bản, hình ảnh cụ thể.

– Cam kết của bản thân: Cam kết tất cả những nội dung trình bày, tài liệu, bằng chứng gửi lên tổ chức, đơn vị, cơ quan có thẩm quyền là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có sai sót thì bản thân sẵn sàng chịu trách nhiệm với pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Tải xuống mẫu đơn kiến nghị tập thể năm 2023. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc xử lý đơn kiến nghị phản ánh được quy định như thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về nguyên tắc xử lý đơn kiến nghị như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xử lý đơn
1. Việc xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời; rõ ràng, thống nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.”
Theo đó, nguyên tắc xử lý đơn kiến nghị phản ánh được thực hiện theo nguyên tắc trên.

Đơn kiến nghị không đủ điều kiện xử lý khi nào?

Theo điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định thì đơn kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý bao gồm:
– Đơn không đáp ứng các yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều này;
– Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết;
– Đơn đã được hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
– Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được.

5/5 - (1 bình chọn)