Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ ốm của viên chức mới 2023

147
Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ ốm của viên chức mới 2023

Khi bị ốm không thể đi làm thì viên chức cần nộp đơn xin nghỉ ốm đến ban lãnh đạo để có thể sắp xếp người khác giúp mình hoàn thành công việc cũng như được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội. Do đó đơn xin nghỉ ốm của viên chức cần trình bày rõ và đầy đủ thông tin, lí do nghỉ phép của mình. Hãy tải xuống mẫu đơn xin nghỉ ốm của viên chức dưới đây của Tìm luật nhé để có một đơn xin nghỉ ốm chuẩn, mới nhất.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đơn xin nghỉ ốm của viên chức dùng làm gì?

Đơn xin nghỉ ốm của viên chức sẽ được sử dụng trong trường hợp viên chức đang làm việc tại cơ quan, đơn vị công lập bị bệnh cần xin nghỉ, xin nghỉ ốm dài ngày để điều trị bệnh…

Việc làm đơn và gửi đến người đứng đầu đơn vị, cơ quan để nhà trường biết được lý do xin nghỉ của mình và viên chức sẽ được giải quyết nghỉ chế độ ốm đau của BHXH.

Mẫu đơn xin nghỉ ốm của viên chức gồm những thông tin gì?

Đơn xin nghỉ ốm của viên chức chuẩn gồm những thông tin nội dung như sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ chuẩn văn bản hành chính

– Tiêu đề “Đơn xin nghỉ ốm” bằng chữ in hoa, canh giữa văn bản

–  Phần kính gửi: ghi rõ cơ quan đang làm việc

– Thông tin người làm đơn: họ tên, ngày sinh, số CCCD và ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên hệ, tên đơn vị công tác

– Trình bày lý do xin nghỉ (nghỉ ốm, nghỉ điều trị bệnh dài ngày…). Đây là phần quan trọng nhất, không nên viết chung chung mà phải trình bày khá cụ thể lý do xin nghỉ để người đứng đầu đơn vị công tác có thể dựa vào đó quyết định việc có cho viên chức nghỉ hay không.

– Thời gian xin nghỉ là bao lâu (ghi rõ là từ ngày nào đến ngày nào)

– Thông tin bàn giao công việc

– Lời đề nghị xem xét giải quyết, cùng với lời cảm ơn và lời chào

– Phần cuối cùng là phần ghi ý kiến của người đứng đầu đơn vị và chữ ký của người làm đơn.

Chế độ của viên chức xin nghỉ ốm

Điều kiện chế độ của viên chức xin nghỉ ốm

Không phải tất cả những người có rủi ro về sức khỏe đều có thể được hưởng chế độ này ngoại trừ những người đáp ứng một số điều kiện được xác định trong Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Dựa vào đó, người lao động:

– Trong trường hợp bị bệnh hoặc gặp tai nạn mà không phải tai nạn lao động khi làm việc, bắt buộc nghỉ việc và phải có giấy khám sức khỏe đủ tiêu chuẩn và giấy xác nhận của cơ sở y tế, trừ trường hợp ốm đau, tai nạn do tự huỷ hoại sức khỏe, sử dụng rượu bia hoặc chất ma túy, tiền chất ma tuý.

– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau và được sự chấp thuận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Mức hưởng

Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động bị ốm đều được hưởng chế độ để đảm bảo thu nhập và trang trải một phần chi phí y tế, với mức được hưởng là:

Mức hưởng hàng tháng  =  75% x  Lương được trả bởi BHXH tháng trước khi nghỉ

Đối với người ốm dài ngày đã nghỉ từ 180 ngày nhưng vẫn đang điều trị thì mức hưởng thấp hơn:

– Bằng 65% mức lương BHXH tháng kế tiếp khi nghỉ với điều kiện đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên

– 55% mức lương BHXH tháng kế tiếp khi nghỉ với điều kiện đã đóng BHXH từ đủ 15 đến dưới 30 năm

– 50% lương BHXH tháng kế tiếp khi nghỉ với điều kiện đã đóng BHXH từ dưới 15 năm

Tuy nhiên, riêng đối với sĩ quan, quân đội nhân dân, hạ sĩ quan công an, và người làm công tác cơ yếu, sẽ được hưởng 100% tiền lương BHXH của tháng trước khi nghỉ ốm.

Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ ốm của viên chức mới 2023

Thủ tục hưởng chế độ ốm đau cho viên chức

Hồ sơ

Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các giấy tờ mà người lao động cần phải chuẩn bị để hưởng chế độ ốm đau bao gồm:

  • Nếu là điều trị nội trú, người lao động cần chuẩn bị giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động.
  • Nếu là điều trị ngoại trú, cần chuẩn bị giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
  • Nếu đang điều trị bệnh ở nước ngoài, người giấy khám, chữa bệnh dịch tiếng Việt

Thủ tục

Đối với người lao động

Người lao động gửi các giấy tờ vừa nêu trên cho người sử dụng lao động trong vòng 45 ngày khi trở lại làm việc.

Đối với người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận đầy đủ hồ sơ từ người lao động trong vòng 10 ngày (bao gồm hồ sơ của người lao động và danh sách người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau) và chuyển giao cho cơ quan BHXH.

Đối với cơ quan BHXH

Cơ quan phải xử lý và thanh toán tiền trợ cấp ốm đau cho nhân viên trong vòng 10 ngày sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động.

Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ ốm của viên chức

Lưu ý khi viết mẫu đơn xin nghỉ ốm của viên chức

Trước hết, khi làm đơn xin nghỉ ốm, viên chức phải nêu rõ đầy đủ thông tin và chức vụ của mình trong cơ quan để Ban lãnh đạo và phòng nhân sự có thể nắm bắt được thông tin của người làm đơn.

Tiếp theo, khi viết giấy xin phép nghỉ ốm, viên chức phải ghi rõ thời điểm viết đơn xin nghỉ ốm, điều này giúp cho đơn vị hành chính có căn cứ để bố trí người thay thế và kiểm soát công việc phát sinh thêm.

Cuối cùng, khi viên chức nghỉ ốm đau phải chủ động bố trí, bàn giao cho người khác đảm nhận công việc trong thời gian viên chức ốm đau để tránh lãng phí thời gian của công việc trong quá trình nghỉ phép.

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ ốm của viên chức mới 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd. Hy vọng có thể giúp đỡ bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Viên chức làm việc theo hợp đồng bị ốm đau phải điều trị từ 03 tháng liên tục thì có thể xin nghỉ việc được không?

Căn cứ theo khoản 5, khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc nhưng đau ốm hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục thì được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Trước thời điểm nghỉ việc, viên chức cần phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác trước 3 ngày và hoàn thành các nghĩa vụ bàn giao liên quan khác theo quy định của đơn vị.

Viên chức được nghỉ ốm hưởng BHXH bao nhiêu ngày trong năm?

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì thời gian nghỉ ốm hưởng chế độ BHXH của cán bộ công chức viên chức trong 01 năm được xác định như sau:
– Trường hợp cán bộ công chức viên chức làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Đóng BHXH dưới 15 năm: 30 ngày;
+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm – dưới 30 nam: 40 ngày;
+ Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: 60 ngày
– Trường hợp cán bộ công chức viên chức làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
+ Đóng BHXH dưới 15 năm: 40 ngày;
+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm – dưới 30 nam: 50 ngày;
+ Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: 70 ngày.
Lưu ý:
– Thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH nêu trên tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
– Không áp dụng đối với trường hợp mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
Ngoài ra, cán bộ công chức viên chức cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe sau khi ốm đau theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

5/5 - (1 bình chọn)