Để thoát nghèo cũng như cải thiện cuộc sống thì hộ nghèo cần phải vay vốn tại ngân hàng để thực hiện cách mục đích của mình. Để vay vốn ngân hàng, hộ nghèo cần làm đơn xin vay vốn hộ nghèo và chuẩn bị một số giấy tờ khác để thực hiện thủ tục vay vốn. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin vay vốn hộ nghèo chuẩn, chính xác. Hãy tải xuống mẫu đơn xin vay vốn hộ nghèo xuống bài viết này của Tìm luật nhé.
Điều kiện vay vốn hộ nghèo
Để hộ nghèo được vay vốn từ ngân hàng chính sách thì hộ nghèo phải đáp ứng đươc điều kiện theo quy định. Do đó, hộ nghèo cần phải nắm được điều kiện vay vốn hộ nghèo được quy định như thế nào? Dưới đây là quy định về điều kiện vay vốn hộ nghèo, bạn có thể tham khảo.
Điều kiện vay vốn hộ nghèo được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 78/2002/NĐ-CP bao gồm:
– Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.
– Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.
– Hộ nghèo được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Lãi suất vay vốn hộ nghèo
Vì là hộ nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do dó mà lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo cũng được quy định riêng. Pháp luật đã quy định về lãi suất vay vốn hộ nghèo phụ thuộc vào điều kiện, tình hình kinh tế của đất nước trong thời kỳ. Vậy, lãi suất vay vốn hộ nghèo như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Căn cứ Điều 18 Nghị định 78/2002/NĐ-CP quy định về tín dụng cho người nghèo quy định về lãi suất vay vốn hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách như sau:
– Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III.
– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm (0,55%/tháng).
Thời hạn, mức cho vay vốn hộ nghèo
Khi vay vốn hộ nghèo, ngân hàng chính sách sẽ đưa ra các gói vay vốn và mức vay vốn cho hộ nghèo lựa chọn tùy vào điều kiện của mỗi người. Do đó, hộ nghèo khi thực hiện vay vốn cần nắm được thời hạn, mức cho vay vốn hộ nghèo được quy định như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Về thời hạn vay vốn hộ nghèo: Ngân hàng chính sách có các gói vay vốn hộ nghèo sau:
- Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng đến 120 tháng.
Về mức vay vốn hộ nghèo: Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 100 triệu đồng. Trong đó:
- Cho vay sửa chữa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ.
- Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ.
- Cho vay nước sạch: Tối đa không quá 10 triệu đồng/công trình/hộ.
- Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp học phổ thông: Tổng Giám đốc ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục.
- Còn lại là cho vay để sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Tải xuống mẫu đơn xin vay vốn hộ nghèo
Hướng dẫn thủ tục vay vốn hộ nghèo
Để thực hiện vay vốn hộ nghèo một cách nnhanhchongs và thuận lợi thì người vay cần nắm được thủ tục vay vốn hộ nghèo được thực hiện như thế nào? Nếu bạn chưa nắm được cách thực hiện thủ tục vay vốn hộ nghèo, hãy theo dõi hướng dẫn quan các bước dưới đay nhé.
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ vay vốn hộ nghèo bao gồm:
– Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay.
– Giấy ủy quyền người đại diện thực hiện thủ tục vay vốn.
– Danh sách hộ gia đình đề nghi vay vốn Ngân hàng chính sách do Tổ tiết kiệm và vay vốn lập.
Trình tự thực hiện thủ tục
Bước 1: Người điền mẫu đơn xin vay vốn hộ nghèo nộp cho Tổ tiết kiệm và vay vốn tại địa phương nơi cư trú.
Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn chức họp bình xét công khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, trình UBND xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ tới ngân hàng chính sách.
Bước 4: Ngân hàng phê duyệt khoản vay và thông báo tới UBND xã.
Bước 5: Ủy ban nhân dân xã thông báo cho tổ chức hội, đoàn thể cấp xã.
Bước 6: Tổ chức hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại điểm giao dịch xã đặt tại UBND cấp xã nơi hộ vay cư trú hoặc tại trụ sở ngân hàng chính sách xã hội.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu đơn xin vay vốn hộ nghèo chuẩn 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu đơn xin nghỉ việc. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo được sử dụng vào những việc nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
“Điều 6. Vốn cho vay được sử dụng vào các việc sau:
1. Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để:
a) Mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;
b) Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch, học tập.
Như vậy, vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo được sử dụng vào những việc nêu trên.
Thu nhập bao nhiêu một tháng được coi là hộ nghèo?
Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn hộ nghèo trong đó mức thu nhập chỉ là một trong các tiêu chí để xác định hộ nghèo.
Theo đó, thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông thôn và từ 02 triệu đồng trở xuống ở thành thị và đáp ứng tiêu chí khác thì được xác định là hộ nghèo.
Như vậy, chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 – 2025 như sau:
– Tiêu chí xác định hộ nghèo ở nông thôn:
Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên như: Việc làm, người phụ thuộc trong gia đình, dinh dưỡng, bảo hiểm y tế…
– Tiêu chí xác định hộ nghèo ở thành thị:
Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 02 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên: Việc làm, người phụ thuộc trong gia đình, dinh dưỡng, bảo hiểm y tế…