Tải xuống mẫu giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới 2023

637
Tải xuống mẫu giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới 2023

Có thể vì một vài lí do mà cá nhân, tổ chức chậm nộp tờ khai thuế trong thời gian quy định. Chính vậy để tránh cơ quan thuế cho rằng có hành vi vi phạm về thuế thì cá nhân, tổ chức nên giải trình. Nếu bạn nộp chậm tờ khai thuế nhưng chưa biết cách viết giải trình như thế nào, hãy tham khảo và tải xuống mẫu giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới dưới đây của Tìm luật nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Trường hợp nào vi phạm về thuế phải giải trình?

Để giải thích, trình bày bày lí do dẫn đến hành vi không đúng quy định của mình, cá nhân, doanh nghiệp cần giải trình với cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp vi phạm về thuế thì cá nhân, doanh nghiệp cần giải trình với cơ quan thuế. Vậy, Trường hợp nào vi phạm về thuế phải giải trình? Hãy theo dõi nội dung sau đây.

Tại Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Điều 37. Giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Các trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

a) Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;

b) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định này.

2. Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

Theo đó, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm hành chính về thuế khi thuộc các trường hợp dưới đây thì phải giải trình với cơ quan thuế:

– Hành vi vi phạm được phát hiện trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, hóa đơn

– Hành vi vi phạm bị lập biên bản vi phạm hành chính điện tử.

– Các hành vi vi phạm hành chính bao gồm:

+ Hành vi kê khai sai dẫn đến nộp thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.

+ Hành vi trốn thuế.

+ Hành vi đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

+ Hành vi cho hóa đơn, bán hóa đơn.

+ Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

+ Vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế.

Tải xuống mẫu giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới 2023

Công văn giải trình dùng để làm gì?

Công văn giải trình được sử dụng để trình bày, giải thích với cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về một vấn đề nào đó khi có yêu cầu. Đối với hành vi vi phạm về lĩnh vực thuế, cá nhân, doanh nghiệp cần gửi công văn giải trình với cơ quan thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn thường sử dụng một số công văn giải trình như: Công văn giải trình với khách hàng, Công văn giải trình về chậm nộp tiền BHXH, tiến độ dự án đầu tư;…

Theo đó, một bản Công văn giải trình sẽ bao gồm các phần:

– Phần mở đầu: Ngày, tháng, năm, lập công văn; Công văn giải trình về vấn đề gì? Gửi tới cơ quan, tổ chức nào?…

Các thông tin của bên làm Công văn giải trình (tên doanh nghiệp, thông tin người đại diện pháp luật bao gồm tên, chức vụ…, số điện thoại,…)

– Phần nội dung: ghi rõ doanh nghiệp giải trình về vấn đề gì, theo yêu cầu hay Công văn số bao nhiêu?; trình bày nội dung giải trình và các tài liệu kèm theo (nếu có) để làm rõ vấn đề cần giải trình.

– Phần kết: Cam kết nội dung trình bày ở trên là đúng và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Tải xuống mẫu giải trình chậm nộp tờ khai thuế

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [39.00 KB]

Hướng dẫn viết mẫu giải trình chậm nộp tờ khai thuế

Việc giải trình là rất quan đối với doanh nghiệp với cơ quan thuế, chính vì vậy khi viết mẫu giải trình chậm nộp tờ khai thuế cần đảm bảo bảo về mặt mặt nội dung lẫn hình thức. Hãy theo dõi hướng dẫn viết mẫu giải trình chậm nộp tờ khai thuế dưới đây để biết cách trình bày công văn giải trình.

[1] Trích yếu nội dung công văn: xác định và ghi vắn tắt về vấn đề cần giải trình với cơ quan thuế. Ví dụ: V/v chậm nộp tờ khai thuế GTGT quý II.

[2] Tên cơ quan thuế dự định gửi công văn giải trình đến. Ví dụ: Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội.

[3] Điền tên doanh nghiệp viết công văn giải trình.

[4] Điền tên người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi thông tin về: Họ tên, số giấy ủy quyền (văn bản ủy quyền), số CMND/CCCD/Hộ chiếu có ngày cấp và nơi cấp.

[5] Điền tên chức vụ mà người đại diện pháp luật đảm nhận tại doanh nghiệp.

[6] Áp dụng cho trường hợp có Công văn của cơ quan thuế yêu cầu giải trình về vấn đề cụ thể.

[7] Điền ngắn gọn vấn đề cần giải trình.

[8] Điền chi tiết và chính xác nội dung cần giải trình để cơ quan thuế có thể hiểu rõ.

Đồng thời, có thể cung cấp thêm các tài liệu, giấy tờ chứng minh nội dung giải trình, trong trường hợp này, ghi thêm dòng “Đính kèm theo Công văn này những tài liệu, giấy tờ sau: ………”

[9] Cơ quan thuế nơi tiếp nhận công văn giải trình.

[10] Tên chức vụ của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT trong bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 về thời hạn nộp tờ khai thuế như sau:
*Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
– Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
*Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
– Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
*Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
*Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.
Như vậy, thời gian nộp tờ khai thuế được quy định theo từng trường hợp như quy định trên.

Nội dung chính cần có trong công văn giải trình gồm những gì?

Nội dung chính cần có trong một công văn giải trình gồm:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ.
– Thời gian và địa điểm gửi công văn giải trình.
– Cơ quan thuế tiếp nhận công văn.
– Thông tin của doanh nghiệp giải trình.
– Nội dung giải trình thuế.
– Xác nhận của người đại diện pháp luật hoặc người đứng đầu doanh nghiệp giải trình.

5/5 - (1 bình chọn)