Hiện nay trước khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên thường đặt cọc trước để đảm bảo giao dịch. Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cũng như thỏa thuận hai bên thì cần viết giấy đặt cọc mua đất viết tay đầy đủ nội dung. Hãy tham khảo và tải xuống mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay file word 2023 dưới tây của Tìm luật nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 21/2021/NĐ-CP
Có bắt buộc đặt cọc mua bán đất?
Đặt cọc mua bán đất là một việc thường thấy đối vói những trường hợp mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mua bán đất không cần đặt cọc. Vậy, có bắt buộc đặt cọc mua bán đất hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây nhé.
Theo Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đặt cọc là một biện pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên trước khi đi đến giao kết chính thức. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định nào bắt buộc các bên khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đặt cọc mua bán đất. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra thì các bên có thể đặt cọc khi mua bán đất.
Hợp đồng đặt cọc mua bán đất có bắt buộc công chứng?
Khi đặt cọc mua bán đất thì hai bên thường ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất để đảm bảo nghĩa vụ của các bên. Nhiều người cho rằng cần phải công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán đất nhưng cũng có nhiều người cho rằng không cần công chứng. Vậy thì hãy theo dõi nội dung sau để biết có cần phải công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán đất hay không nhé.
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Như vậy, hợp đồng đặt cọc mua bán đất không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên các bên có thể công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán đất nếu có nhu cầu.
Tải xuống mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay file word
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất sẽ có các điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài những thỏa thuận của các bên khi đặt cọc thì pháp luật có quy định về những quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Khi xác lập hợp đồng thì các bên cần nắm được quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện đúng và đủ. Theo Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyèn và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bên đặt cọc trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Bên đặt cọc có quyền, nghĩa vụ:
– Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
– Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;
– Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.
– Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;
– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
Quyền, nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Bên nhận đặt cọc có quyền, nghĩa vụ:
– Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;
– Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;
– Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
– Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;
– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
Thông tin liên hệ
Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay file word 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến tải mẫu hợp đồng thuê nhà. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.
Câu hỏi thường gặp
Mức đặt cọc khi mua đất là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Hiện nay pháp luật không có quy định mức đặt cọc khi mua đất, theo đó các bên được quyền thỏa thuận về mức đặt cọc miễn là không vi phạm pháp luật và đạo đức.
Vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất xử lý thế nào?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất xử lý như sau:
– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (phạt cọc), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.