Giấy xác nhận quan hệ dì cháu năm 2023

203
Giấy xác nhận quan hệ dì cháu

Chào Tìm luật, tôi đang có một vấn đề cần được tư vấn do vậy tôi đã gửi câu hỏi này đến với Tìm luật và mong được giải đáp. Tôi có một người dì bị thất lạc nhiều năm, năm ngoái gia đình tôi đã tìm được nhau và dì ấy đang ở bên Đức. Ở bên đó dì sống một mình, nay tôi muốn sang bên đó sống cùng dì thì phải làm giấy xác nhận quan hệ nhân thân thì mới được ở. Tìm luật có thể tư vấn cho tôi về Giấy xác nhận quan hệ dì cháu như thế nào được không?

Chào bạn, Tìm luật cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tìm luật mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé

Giấy xác nhận quan hệ dì cháu là gì?

Giấy xác nhận quan hệ dì cháu là văn bản do cá nhân, tổ chức soạn thảo sử dụng để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận quan hệ nhân thân giữa một số cá nhân nhất định là quan hệ giữa dì ruột và cháu.

Giấy xác nhận quan hệ dì cháu làm căn cứ để được hưởng một số quyền và lợi ích nhất định, ví dụ, quyền ưu tiên nhận nuôi cháu khi cả cha và mẹ của người này đều mất khi người này còn nhỏ tuổi, hay một số nghĩa vụ khác về cấp dưỡng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mẫu giấy xin xác nhận quan hệ dì cháu

Mẫu giấy xin xác nhận quan hệ dì cháu là văn bản được lập ra để xin được xác nhận về quan hệ dì ruột với cháu. Mẫu nêu rõ thông tin người làm đơn, nội dung xin xác nhận, trình bày nội dung và lý do viết đơn, đề nghị của người làm đơn,… Sau khi hoàn thành nội dung đơn thì người làm đơn cần ký, ghi rõ họ tên của mình và cần có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền để biên bản có giá trị.

Hướng dẫn soạn thảo giấy xin xác nhận quan hệ dì cháu

giấy xin xác nhận quan hệ dì cháu có nội dung khá đơn giản. Người viết chỉ cần điền chính xác thông tin cá nhân của bản thân và của người dì. Sau đó nêu lý do xin giấy xác nhận quan hệ dì cháu để làm gì. Cuối cùng là ký tên đóng dấu là được.

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Thời gian và địa điểm viết mẫu đơn

+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin xác nhận quan hệ dì cháu

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin nơi tiếp nhận đơn.

+ Thông tin của người viết đơn.

+ Trình bày lý do xin xác nhận quan hệ dì cháu

+ Nội dung đơn xin xác nhận quan hệ dì cháu

– Phần cuối biên bản:

+ Cam kết của người làm đơn.

+ Đề nghị xác nhận quan hệ.

+ Các văn bản và tài liệu liên quan.

+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.

Giấy xác nhận quan hệ dì cháu

Quy định về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Gia đình là một cộng đồng trong đó mọi người cùng chung sống và gắn kết với nhau thông qua các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ giáo dục, v.v.. Trên thực tế, gia đình quan hệ có tác động và tác động mạnh mẽ đến xã hội. Việc xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ảnh hưởng đến nghĩa vụ và quyền lợi của chủ thể.

Theo Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình quy định về: Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình có nội dung như sau:

Theo Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình quy định về: Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình có nội dung như sau:

“1. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.

Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.”

Theo Điều 106 Luật hôn nhân và gia đình quy định về: Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có nội dung như sau:

“Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.”

Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình quy định về: Nghĩa vụ cấp dưỡng có nội dung như sau:

“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

Cấp dưỡng là việc một người theo quy định của pháp luật có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình và có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc là người đã thành niên (đủ 18 tuổi) mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.

Theo Điều 114 Luật hôn nhân và gia đình quy định về: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có nội dung như sau:

“1. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

2. Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

Vấn đề “Giấy xác nhận quan hệ dì cháu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu đơn yêu cầu thuận tình ly hôn… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Dì có nghĩa vụ chăm sóc cấp dưỡng cháu không?

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột chỉ phát sinh khi hai bên không chung sống với nhau. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong hai trường hợp: Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, tự nuôi bản thân. Còn cháu đã thành niên không chung sống với cô, dì, chú, cậu, bác ruột thì chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì,chú, cậu, bác ruột nếu họ không có khả năng lao động, khả năng tự nuôi bản thân.

Di sản thừa kế của dì ruột cháu có nhận được không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì những người được nhận thừa kế được xác định dựa vào nội dung di chúc hoặc được chia thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp dì mất có để lại di chúc
Nếu di chúc hợp pháp (đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015) thì việc chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo di chúc của dì. Do đó bạn có được nhận thừa kế hay không sẽ phụ thuộc vào nội dung di chúc của dì.
Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc mà di chúc không hợp pháp
Theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật.
Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 này thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, trường hợp dì bạn mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản của dì sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ 2 nêu trên không còn do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì bạn (hàng thừa kế thứ 3) được nhận di sản.

5/5 - (1 bình chọn)