Thủ tục làm sổ hồng chung cư như thế nào năm 2023

165
Thủ tục làm sổ hồng chung cư như thế nào năm 2023

Sổ hồng là cách gọi phổ biến từ lâu nay. Khi mua căn hộ chung cư, loại nhà này là một trong những nhu cầu phổ biến nhất hiện nay. Chủ đầu tư thường chịu trách nhiệm làm thủ tục cấp sổ hồng cho người mua. Nếu cần, người mua cũng có thể tự làm. Kính đề nghị quý độc giả đọc bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ các quy định về “Thủ tục làm sổ hồng chung cư như thế nào năm 2023” nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn pháp luật về vấn đề này nhé

Quy định về sổ hồng chung cư hiện nay

Theo quy định, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) sẽ được cấp khi người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà để ở, công trình xây dựng trong dự án phát triển nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 và 2 Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:

Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở

  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
  2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
  3. Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  4. Theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013 thì đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Như vậy, nếu bạn mua căn hộ chung cư thì sẽ gắn liền với quyền sử dụng đất, trường hợp này bạn sẽ cùng sở hữu quyền sử dụng đất chung với những người mua chung cư cùng lô với bạn.

Thủ tục làm sổ hồng chung cư như thế nào năm 2023

Hồ sơ để làm sổ hồng chung cư gồm có những gì?

Căn cứ quy định tại Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP) như sau:

“3. Chủ đầu tư dự án nhà ở có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thay cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký. Hồ sơ gồm có:

a) Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

c) Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.”

Thủ tục làm sổ hồng chung cư như thế nào?

Trình tự, thủ tục làm sổ hồng chung c sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2023), cụ thể như sau:

(1) Trách nhiệm của chủ đầu tư sau khi hoàn thành công trình:

Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các giấy tờ sau đây:

– Đối với dự án phát triển nhà ở:

Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án, trường hợp có thay đổi nghĩa vụ tài chính thì phải nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thiện nghĩa vụ tài chính đối với sự thay đổi đó (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật);

Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký; Giấy phép xây dựng (nếu có); Thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng cho phép chủ đầu tư nghiệm thu công trình hoặc chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; danh sách các căn hộ, công trình xây dựng (có các thông tin số hiệu căn hộ, diện tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ; trường hợp nhà chung cư thì sơ đồ phải thể hiện phạm vi (kích thước, diện tích) phần đất sử dụng chung của các chủ căn hộ, mặt bằng xây dựng nhà chung cư, mặt bằng của từng tầng, từng căn hộ.

– Đối với dự án kinh doanh bất động sản không phải là dự án phát triển nhà ở:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án, trường hợp có thay đổi nghĩa vụ tài chính thì phải nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thiện nghĩa vụ tài chính đối với sự thay đổi đó (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật);

Bản vẽ thiết kế mặt bằng phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký; Thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng cho phép chủ đầu tư nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoặc chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; danh sách các tài sản (công trình, hạng mục công trình, phần diện tích của hạng mục công trình) gồm các thông tin tên của tài sản, diện tích đất, diện tích xây dựng sử dụng chung, sử dụng riêng của từng tài sản.

(2) Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận hồ sơ của chủ đầu tư:

– Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng không phải là nhà ở và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án.

– Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

  • + Gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra;
  • + Gửi thông báo kèm theo sơ đồ nhà, đất và công trình xây dựng không phải là nhà ở đã kiểm tra cho Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất và công trình xây dựng không phải là nhà ở cho bên mua đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • + Đăng công khai kết quả kiểm tra trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.

(3) Nộp hồ sơ đăng ký, cấp sổ đỏ đất dự án, sổ hồng chung cư:

Chủ đầu tư dự án nhà ở có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thay cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký. Hồ sơ gồm có:

– Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định của pháp luật;

– Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng không phải là nhà ở.

(4) Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai sau khi nhận hồ sơ đăng ký, cấp sổ đỏ đất dự án, sổ hồng chung cư:

  • – Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
  • – Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;
  • – Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
  • – Thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
  • – Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
  • – Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

(5) Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở và trong các dự án kinh doanh bất động sản không phải dự án phát triển nhà ở đối với trường hợp đã nộp đủ hồ sơ tại mục (3).

Tìm luật đã cung cấp thông tin có liên quan đến vấn đề “Thủ tục làm sổ hồng chung cư như thế nào năm 2023” hoặc các vấn đề pháp lý khác liên quan như là tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm bàn giao căn hộ chung cư là khi nào?

Khi dự án căn hộ chung cư đã xây dựng xong và tuân thủ đủ các quy định nêu trên thì chủ đầu tư sẽ có thể thực hiện bàn giao căn hộ theo quy định pháp luật về xây dựng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 124 Luật Xây dựng 2014 (Bổ sung bởi điểm a khoản 46 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định về bàn giao hạng mục xây dựng.

Sổ hồng chung cư có thời hạn bao nhiêu năm?

Thời hạn sử dụng phụ thuộc các cấp công trình xây dựng được quy định như sau:
Thời hạn sổ hồng chung cư là 20 năm khi công trình cấp 4
Thời hạn sổ hồng chung cư là 20 đến 50 năm khi công trình cấp 3
Thời hạn sổ hồng chung cư là 50 đến 100 năm khi công trình cấp 2
Thời hạn sổ hồng chung cư là trên 100 năm khi công trình cấp 1

5/5 - (1 bình chọn)