Nhiều công trình, nhà ở chỉ được xây dựng tạm thời trong một thời gian nhất định để phục vụ cho nhiều mục đích. Một số công trình, nhà ở đó sẽ phải xin Giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn chưa nắm rõ về thủ tục xin Giấy phép xây dựng tạm, hãy theo dõi Thủ tục xin Giấy phép xây dựng tạm chi tiết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- Luật Xây dựng 2014
Giấy phép xây dựng tạm thời là gì?
Trong pháp luật xây dựng không có quy định về giấy phép xây dựng tạm thời. Giấy phép xây dựng có thể hiểu là giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư, hộ gia đình, cá nhân xây dựng công trình, nhà ở trong một thời hạn nhất định.
Tuy không có quy định về giấy phép xây dựng tạm thời nhưng có nhiều điểm tương đồng đó là giấy phép xây dựng có thời hạn.
Theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì giấy phép xây dựng gồm có 04 loại:
– Giấy phép xây dựng mới: Là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư (gồm cả hộ gia đình, cá nhân) để xây dựng công trình, nhà ở mới thuộc trường hợp không được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo: Là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở.
– Giấy phép di dời công trình: Là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để di dời công trình.
– Giấy phép xây dựng có thời hạn: Là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà ở sử dụng trong thời hạn nhất định.
Như vậy, có thể hiểu giấy phép xây dựng tạm thời là cách gọi khác của giấy phép xây dựng có thời hạn. Đây là loại giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
Điều kiện được cấp giấy phép xây dựng tạm thời?
Để được cấp giấy phép xây dựng tạm thời cần phải đáp ứng được đủ điều kiện theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020:
* Điều kiện chung
(1) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(Căn cứ khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và trên cơ sở kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng, vị trí xây dựng công trình, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định cụ thể về quy mô, chiều cao; thời hạn tồn tại của công trình để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn. Theo đó, để được cấp giấy phép phải đáp ứng điều kiện này).
(3) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
(4) Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất; nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
* Điều kiện riêng
– Đối với công trình xây dựng không phải nhà ở riêng lẻ:
Phải đáp ứng các điều kiện chung và các điều kiện riêng, cụ thể:
(1) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa.
(2) Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
(3) Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp.
– Đối với nhà ở riêng lẻ:
Phải đáp ứng điều kiện chung và các điều kiện cụ thể sau:
(1) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
(2) Thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 (nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc có chiều cao dưới 12 mét hoặc dưới 03 tầng thì hộ gia đình được tự thiết kế,…).
(3) Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
Thủ tục xin phép xây dựng tạm thế nào?
Điều 102 Luật Xây dựng 2014 quy định về thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới có thời hạn cho công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ được thường được thực hiện thông qua các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp mới giấy phép xây dựng có thời hạn
Chủ đầu tư/chủ sở hữu công trình chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm các tài liệu, giấy tờ như chúng tôi đã nêu trên.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người đề nghị cấp giấy phép xây dựng nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
– Nơi nộp hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.
– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận hồ sơ, trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ khi người yêu cầu nộp hồ sơ.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thực hiện các công việc sau:
+ Kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ;
+ Thực hiện thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa: Chủ đầu tư/người yêu cầu cấp phép sẽ không được cấp giấy phép nếu sau 2 lần nhận được thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ mà họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ;
+ Lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn khác nếu trong trường hợp về những lĩnh vực liên quan đến công trình xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật;
Bước 3: Trả kết quả
Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả cho người yêu cầu/chủ đầu tư trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo cho chủ đầu tư/người yêu cầu về việc thay đổi thời gian trả kết quả, thời hạn tối đa được tăng thêm là 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục xin Giấy phép xây dựng tạm chi tiết 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Timluat luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc về các thông tin pháp lý liên quan như là mẫu hợp đồng cho thuê nhà. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Xây dựng nhà tạm có phải xin giấy phép xây dựng không?
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:
“Điều 89. Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
[…]
2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;“
Theo đó, xây dựng công trình tạm thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nên không cần phải xin giấy phép xây dựng.
Nhà cấp 4 có phải xin giấy phép xây dựng?
Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, nhà cấp 4 thuộc những trường hợp dưới đây phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công:
(1) Nhà cấp 4 tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà cấp 4 thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Nhà cấp 4 tại khu vực nông thôn nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Nhà cấp 4 khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
Như vậy, chỉ khi nào nhà cấp 4 thuộc trường hợp trên mới phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công. Nói cách khác, nhà cấp 4 thuộc trường hợp trên phải có giấy phép xây dựng.