Quy định về tiền mai táng phí cựu chiến binh mới nhất năm 2023

91
Quy định về tiền mai táng phí cựu chiến binh

Tiền mai táng phí cựu chiến binh là một vấn đề quan trọng liên quan đến chăm sóc và tôn vinh những người lính đã hy sinh và phục vụ đất nước trong thời gian chiến tranh. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các cựu chiến binh và gia đình của họ được quyền nhận các khoản hỗ trợ tài chính để chi trả các chi phí mai táng khi họ ra đi. Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về “Quy định về tiền mai táng phí cựu chiến binh mới nhất năm 2023” qua bài viết sau đây nhé !Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 157/2016/NĐ-CP

Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH

Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Quy định về tiền mai táng phí cựu chiến binh

Chế độ mai táng phí của Cựu Chiến binh

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP, Cựu chiến binh khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí. Theo đó, Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể như sau: 

“Điều 3. Chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

2. Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh từ trần thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.”

Ngoài ra, Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp mai táng như sau:

“Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.”

Để được nhận trợ cấp, người tổ chức mai táng cho Cựu chiến binh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 39 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, bao gồm:

– Bản khai của người tổ chức mai táng;

– Giấy chứng tử;

– Hồ sơ của Cựu chiến binh;

– Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí.

Sau khi hoàn tất chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, người tổ chức mai táng lập bản khai kèm bản sao Giấy chứng tử và gửi đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.

Trong khoảng thời gian 05 ngày kể từ khi UBND nhận đủ giấy tờ, sẽ tiến hành xác nhận bản khai và sau đó gửi đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.

Trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng này sẽ kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Trong thời gian 10 ngày kể từ khi nhận đủ giấy tờ, Sở sẽ thực hiện việc đối chiếu và ghép hồ sơ của cựu chiến binh đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng chế độ mai táng phí, sau đó đưa ra quyết định xác định quyền lợi.

Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí của Cựu chiến binh

– Gia đình hoặc thân nhân của người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí và gửi tới Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b) để thực hiện quy trình xin được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định.

– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức:

+ Trong trường hợp người đã qua đời không còn thân nhân, tổ chức hoặc cơ quan địa phương có thẩm quyền sẽ phải tổ chức mai táng và làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí. Bản khai này sẽ được gửi tới Hội Cựu chiến binh cấp xã (theo mẫu 1b); 

+ Hội Cựu chiến binh cấp xã sẽ tiến hành xác nhận và lập danh sách, sau đó báo cáo tới Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp để thực hiện các thủ tục liên quan đến chế độ mai táng phí cho người đã qua đời; 

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ dựa vào báo cáo từ Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí. Sau đó, công văn này sẽ được gửi tới Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện (theo mẫu 2b), đồng thời kèm theo danh sách (theo mẫu 4b);

+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện sẽ đảm nhận vai trò chủ trì và phối hợp cùng với Hội Cựu chiến binh cùng cấp để tổng hợp và lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí. Sau đó, danh sách này sẽ được báo cáo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí. Công văn này sẽ được gửi đến Sở Lao động -Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (theo mẫu 3b), kèm theo danh sách (theo mẫu 4b). 

Vấn đề Quy định về tiền mai táng phí cựu chiến binh mới nhất năm 2023 đã được Tìm luật cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Mức hưởng tiền trợ cấp mai táng phí theo quy định 2023

Cựu chiến binh được hưởng chế độ gì theo quy định mới nhất?

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện không được công nhận là cựu chiến binh?

Tại khoản 6 Nghị định 150/2006/NĐ-CP của Chính có quy định những trường hợp không được công nhận là Cựu chiến binh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật thôi việc;
– Người bị kết án tù mà chưa được xóa án tích.
 

Chế độ bảo hiểm y tế của Cựu Chiến binh

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định, Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp Lào sau ngày 30/4/1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Chế độ bảo hiểm y tế của Cựu chiến binh được thực hiện theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng này thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước đóng. Cụ thể, Cựu chiến binh được hưởng:
– 100% chi phí khám chữa bệnh;
– Được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh nếu cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh hoặc lên tuyến Trung ương:
+ Dùng xe cấp cứu: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều cho cơ sở khám bệnh với mức 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách thực tế và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh;
+ Không dùng xe cấp cứu: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh với mức 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên…

5/5 - (1 bình chọn)