Tìm hiểu quy định về thuế nhập khẩu rượu mạnh hiện nay

77
thuế nhập khẩu rượu mạnh

Với sự gia tăng của nhu cầu sử dụng rượu mạnh, việc mở rộng thị trường nhập khẩu rượu từ nước ngoài cũng trở nên phổ biến hơn. Nếu bạn đang quan tâm đến việc nhập khẩu rượu từ nước ngoài và muốn hiểu rõ về các mức thuế nhập khẩu rượu mạnh hiện tại, hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu về “Quy định về thuế nhập khẩu rượu mạnh hiện nay” có nội dung như thế nào? Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Tìm hiểu quy định về thuế nhập khẩu rượu mạnh hiện nay

Quy định chung về các mức thuế nhập khẩu rượu mạnh hiện nay

Nghị viện Châu Âu đã thông qua và thi hành Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Hiệp định này có nhiều nội dung quan trọng, nhất là đối với những người quan tâm đến kinh doanh nhập khẩu rượu mạnh và ngành công nghiệp rượu bia, việc cập nhật thông tin về tình hình ngành công nghiệp bia rượu tại Việt Nam là rất quan trọng. Mức thuế đối với các mặt hàng bia rượu hiện tại ở Việt Nam như sau:

– Đối với nhập khẩu rượu vang từ mức thuế nhập khẩu 50% như hiện nay thì sẽ về 0% sau 7 năm.

– Đối với nhập khẩu rượu mạnh từ mức thuế nhập khẩu 48% như hiện nay thì sẽ về 0% sau 7 năm.

– Riêng đối với nhập khẩu mặt hàng Bia thì thuế nhập khẩu sẽ về mức thuế 0% sau 10 năm.

Sau khi Hiệp định thương mại tự do đã được thông qua thành công, người tiêu dùng các sản phẩm rượu sẽ được hưởng lợi lớn do giá rượu nhập khẩu từ các nước Châu Âu sẽ giảm đáng kể. Điều này làm tăng sự quan tâm đối với những người muốn tham gia vào ngành kinh doanh rượu mạnh và rượu vang.

Tuy nhiên, ngoài thuế nhập khẩu, các sản phẩm rượu và bia cũng phải chịu các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, có những chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản nhiệt độ và chi phí cơ hội mà người kinh doanh cần xem xét.

Điều kiện nhập khẩu rượu kinh doanh tại Việt Nam

Trong thời gian gần đây, sự quan tâm đối với việc kinh doanh nhập khẩu rượu tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Sự phát triển của thị trường rượu trong nước và nhu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng đã làm cho ngành công nghiệp này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để tham gia vào lĩnh vực này, các doanh nhân cần phải hiểu rõ về điều kiện và quy định liên quan đến việc nhập khẩu rượu kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về quy định chung về nhập khẩu rượu như sau:

“Điều 30. Quy định chung về nhập khẩu rượu

1. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

2. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.

3. Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:

a) Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;

b) Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi nhập khẩu và phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.

4. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.”

Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu rượu về Việt Nam

Khi quyết định nhập khẩu rượu về Việt Nam, có một số lưu ý quan trọng mà các doanh nhân và người tiêu dùng cần tuân thủ để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định và luật pháp. Việc nhập khẩu rượu là một quá trình phức tạp và có thể liên quan đến các vấn đề như: hải quan, thuế, vận chuyển, và an ninh thực phẩm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu rượu về Việt Nam như sau:

Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu rượu như sau:

– Rượu ngoại là hàng hóa nhập khẩu có điều kiện: doanh nghiệp muốn nhập khẩu và đưa vào tiêu thụ cần phải xin Giấy phép phân phối và tiến hành Công bố chất lượng rượu nhập khẩu.

– Xin giấy công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi nhập khẩu rượu vang.

– Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Thuế nhập khẩu: Căn cứ theo biểu thuế hiện hành thì sản phẩm rượu vang được có mức thuế suất ưu đãi là 50% và thuế tiêu thụ đặc biệt 30-25%. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc về giá thành khi nhập khẩu.

– Chỉ được nhập khẩu về các cửa khẩu quốc tế.

Hồ sơ xin cấp phép phân phối rượu nhập khẩu

Khi bạn muốn kinh doanh phân phối rượu nhập khẩu tại Việt Nam, để được phép hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép phân phối rượu nhập khẩu đầy đủ theo quy định của pháp luật. Ngoài việc chuẩn bị hồ sơ, cũng cần hiểu rõ về các quy định về nhập khẩu và phân phối rượu tại Việt Nam để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của bạn tuân thủ đúng quy định. Hồ sơ bao gồm:

– Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

– Bảng kê thiết bị của kho hàng.

– Hồ sơ pháp lí của 3 cơ sở là đại lý phân phối.

– Hợp đồng thuê kho.

– Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường.

– Giấy xác nhận đã đáp ứng đủ tiêu chí phòng cháy chữa cháy.

– Giấy xác nhận số dư trong tài khoản công ty, mức tối thiểu là 1 tỷ Đồng.

– Đơn xin cấp phép theo mẫu

Một điểm quan trọng cần lưu ý là giấy phép có hiệu lực trong vòng 5 năm, vì vậy các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng các lô hàng luôn tuân thủ quy định pháp luật.

Vấn đề “Tìm hiểu quy định về thuế nhập khẩu rượu mạnh hiện nay” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Cụ thể chi tiết thuế nhập khẩu rượu mạnh Whisky vào Việt Nam hiện nay

Mã HS của rượu Whisky là 22083000. Nếu trước đây chúng ta có thuế giá trị gia tăng là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 67.5% và thuế nhập khẩu ưu đãi là 45%. Thì sau khi ký Hiệp định thương mại tự do, thì mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt rượu Whisky giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới có sự thay đổi như sau: 
Thuế nhập khẩu Asean – Trung Quốc (dùng Form E – ACFTA): 5%
Thuế nhập khẩu Asean (dùng Form D – ATIGA): 0%
Thuế nhập khẩu Asean – Nhật Bản (dùng Form AJ – AJCEP): 65%
Thuế nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản (dùng Form VJ – VJEPA): 65%
Thuế nhập khẩu Asean – Úc – New di lân (dùng Form AANZ – AANZFTA): 80%
Thuế nhập khẩu Asean – Ấn độ (dùng Form AI – AIFTA): 65%
Thuế nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc (dùng Form VK – VKFTA): 48%
Thuế nhập khẩu Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu và các nước thành viên (dùng Form EAV – VN-EAEU FTA): không được hưởng thuế suất VN-EAEU FTA tại thời điểm tương ứng
Thuế nhập khẩu CPTPP (dùng Form CPTPP – Mexico):40%
Thuế nhập khẩu CPTPP (Australia, Canada, Japan, New Zealand, Singapore, Vietnam) (dùng Form CPTPP): 35%
Thuế nhập khẩu Việt Nam – Liên minh EU (dùng Form EUR1 – EVFTA): 36%

Không có giấy phép kinh doanh rượu khi nhập khẩu bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm có độ cồn từ 5,5 độ trở lên mà không có giấy phép kinh doanh rượu theo quy định;
Bán rượu bán thành phẩm nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên cho đối tượng không có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
– Hành vi nhập khẩu rượu không qua các cửa khẩu quốc tế theo quy định bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26.

5/5 - (1 bình chọn)