Xin mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn ở đâu?

294
Xin mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn ở đâu

Hiện nay, nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn. Mẫu đơn xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn là văn bản do cá nhân, hộ gia đình lập để bày tỏ ý kiến, yêu cầu của mình với cơ quan có thẩm quyền và để xác nhận gia đình, cá nhân đó có hoàn cảnh gia đình khó khăn nếu cần hỗ trợ hoặc có lý do chính đáng để nhận hỗ trợ.

Vậy mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn như thế nào? Xin mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn ở đâu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tìm luật nhé

Mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn

Đơn xin xác định hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẫu đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất là mẫu đơn để cá nhân, gia đình gửi nguyện vọng đến cơ quan có thẩm quyền về việc tình trạng của gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế và muốn xác nhận để hưởng một số . Trên cơ sở đó có thể làm cơ sở để xác định đúng đối tượng được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ.

Một số chính sách hỗ trợ cần xác nhận hoàn cảnh khó khăn, gồm:

+ Hỗ trợ vay vốn ngân hàng;

+ Xin học bổng cho học sinh, sinh viên;

+ Miễn giảm tiền học phí cho học sinh, sinh viên;

+ Miễn giảm tiền viện phí trong bệnh viện;

+ Giảm án khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Xin mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn ở đâu

Hiện hành, không có quy định cụ thể đối với mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn. Tùy vào từng trường hợp, mục đích mà mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn được trình bày khác nhau.

Tuy nhiên nội dung của đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn phải đáp ứng một số nội dung như sau:

(1) Họ và tên người làm đơn;

(2) Ngày tháng năm sinh người làm đơn;

(3) Quê quán người làm đơn;

(4) Địa chỉ thường trú;

(5) Địa chỉ tạm trú;

(6) Hoàn cảnh gia đình;

(7) Lý do làm đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn;

(8) Thông tin của các thành viên trong gia đình.

Mời bạn xem thêm: mẫu hợp đồng cho thuê nhà được chúng tôi cập nhật mới hiện nay.

Hướng dẫn viết giấy xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn

Việc viết đơn xin xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng khá dễ dàng, dựa vào đó bạn có thể tham khảo mẫu đơn cơ bản ở trên, trong đó cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản cần có trong mẫu đơn. Nội dung mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

(1) Họ và tên được viết theo giấy khai sinh;

(2) Ngày tháng năm trình bày theo thứ tự ngày/tháng/năm;

Đối với trường hợp không có ngày tháng sinh chỉ ghi năm sinh

(3) Quê quán theo căn cước công dân hoặc giấy khai sinh;

(4) Lý do làm đơn: Trình bày rõ ràng ngắn gọn

Ví dụ: Xin hỗ trợ học phí, Làm hồ sơ xin cấp học bổng

Lưu ý: Người làm đơn cần cam đoan những thông tin được nêu trong đơn là đúng và chịu trách nhiệm đối với thông tin đã cung cấp.

Xin mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn ở đâu

Xin mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn ở đâu?

Cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn là:

Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi cá nhân này đăng ký hộ khẩu thường trú và có thời gian sinh sống thường xuyên tại địa phương.

Lưu ý: Trường hợp không xác nhận hoặc không đủ thông tin để xác nhận, cơ quan nhà nước sẽ thông báo cho người tới xác nhận bằng văn bản từ chối và hướng dẫn thực hiện nhu cầu xác nhận.

Người già hoàn cảnh gia đình khó khăn thì có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?

Người già là một trong các đối tượng yếu thế trong xã hội. Do vậy người già luôn được nhà nước quan tâm hỗ trợ, đặc biệt là những người già có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Những trường hợp này sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.”

  • Thông tin liên hệ:
  • Vấn đề “Xin mẫu giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn ở đâu??” đã được Tìm Luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Vui lòng vào trang Tìm Luật để biết thêm các thông tin chi tiết. 

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn bao gồm những gì?

Hồ sơ xin xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn:
– Đơn xin xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn
– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân)
– Sổ hộ khẩu của gia đình
– Các giấy tờ chứng minh khác: xác nhận từ sổ hộ nghèo; bằng khen hoặc huân chương…
– Ngoài ra, các căn cứ, tài liệu chứng minh có liên quan khác.

Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người già hoàn cảnh gia đình khó khăn là bao nhiêu?

Tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
“1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.”
Dẫn chiếu đến Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:
“1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Tùy thuộc điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.”
Bạn có thể tham khảo các quy định về mức hỗ trợ trong các trường hợp trên và liên hệ với chính quyền địa phương để biết mẹ bạn thuộc trường hợp nào để có thể thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)