Xuất khẩu có phải nộp thuế không theo quy định 2023

238
Xuất khẩu có phải nộp thuế không theo quy định 2023

Có rất nhiều hàng hóa của Việt Nam hiện nay được xuất khẩu đi khắp các lục địa trên thế giới. Xuất khẩu đem lại nhiều nguồn tiền về cho Việt Nam, giúp cho không ít người dân sản xuất hàng hóa có doanh thu cao. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc về việc uất khẩu có phải nộp thuế không? Vậy, biết hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tìm Luật nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế mà những người đang có dự định xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa cần phải nắm rõ. Bởi khi nắm rõ được thuế suất nhập khẩu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa. Thuế xuất nhập khẩu (thuế quan) bao gồm 2 loại thuế là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Có thể hiểu thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu như sau:

  • Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.
  • Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

Xuất khẩu có phải nộp thuế không?

Hiện nay, có những hàng hóa phải nộp thuế xuất khẩu nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều hàng hóa không phải nộp thuế. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình thì người xuất khẩu hàng hóa cần biết được hàng hóa của mình có phải nộp thuế hay không. Vậy, để biết xuất khẩu có phải nộp thuế không? Hãy theo dõi nội dung sau đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

Điều 2. Đối tượng chịu thuế

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, đối tượng sẽ phải nộp thuế xuất khẩu gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định những đối tượng chịu thuế xuất khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

– Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

– Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

– Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

– Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Như vậy, các hàng hóa nêu trên phải chịu thuế xuất khẩu, bên cạnh đó còn có những hàng hóa không phải chịu thuế.

Xuất khẩu có phải nộp thuế không theo quy định 2023

Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?

Để tránh bị xử phạt do không nộp hoặc chậm nộp thuế thì khi xuất nhập khẩu hàng hóa, cá nhân cần biết mình có phải đối tượng nộp thuế hay không. Pháp luật hiện hành có quy định về những đối tượng phải nộp thuế xuất nhập khẩu. Vậy, theo quy định hiện nay thì ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:

– Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

– Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

– Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

– Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, những đối tượng nếu trên sẽ phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xuất khẩu có phải nộp thuế không theo quy định 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu hợp đồng thuê nhà trọ. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ tính thuế xuất khẩu như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
– Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
– Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.

Đồng tiền nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là gì?

Căn cứ theo Điều 41 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
Điều 41. Đồng tiền nộp thuế
1. Thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.
2. Trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ nhưng chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai:
a) Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng ngoại tệ trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ; hoặc
b) Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng đồng Việt Nam trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.
Như vậy, Đồng tiền nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là đồng tiền Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ.

5/5 - (1 bình chọn)