Thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần như thế nào?

6545
Thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần như thế nào

Giấy chứng nhận tâm thần là văn bản xin xác nhận một người bị rối loạn tâm thần, mất khả năng điều khiển hành vi của mình. Để xác nhận một người có bị tâm thần hay không thì cần qua thủ tục giám định tâm thần thì mới có thể chính xác được. Giấy chứng nhận tâm thần có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng. Vậy thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần như thế nào? Cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định xin giấy chứng nhận tâm thần

Giám định tâm thần (Giám định pháp y tâm thần) là việc xác minh năng lực hành vi của một người có bị rối loạn tâm thần hay không. Việc giám định tâm thần sẽ được phối hợp thực hiện giữa các cơ quan chuyên ngành như: công an, viện kiểm sát và tòa án và y tế, để nghiên cứu về trạng thái thần kinh của một người từ đó xác định với các vấn đề về liên quan đến dân sự và hình sự.

– Các tài liệu liên quan đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần của đối tượng giám định, bao gồm:

+ Bản báo cáo của gia đình đối tượng giám định về tiền sử sản khoa, quá trình phát triển tâm thần, vận động, đặc điểm tính cách, tình hình bệnh tật, đặc biệt là sức khỏe tâm thần của đối tượng, cần nêu rõ việc có hay không sử dụng rượu, bia, ma túy của đối tượng giám định từ nhỏ tới thời điểm giám định hoặc thời điểm xảy ra vụ việc;

+ Hồ sơ bệnh án (phô tô toàn bộ) của đối tượng giám định đã khám, điều trị từ trước đến nay tại các cơ sở y tế, đặc biệt lưu ý các hồ sơ khám bệnh, điều trị bệnh tâm thần, thần kinh, điều trị về sọ não và các đơn (toa) thuốc, phiếu khám, các kết quả xét nghiệm của đối tượng giám định từ nhỏ đến thời điểm giám định hoặc thời điểm xảy ra vụ việc;

+ Nhận xét của Trạm y tế xã/phường/thị trấn hoặc y tế cơ quan (nơi đối tượng giám định cư trú hoặc làm việc – sau đây gọi chung là Trạm y tế) về việc đối tượng giám định có được quản lý sức khỏe và điều trị tại trạm y tế hay không. Nếu được quản lý và điều trị bệnh tâm thần tại Trạm y tế, đề nghị nhận xét về tình trạng sức khỏe tâm thần, về việc khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc và uống thuốc tâm thần của đối tượng giám định. (nếu chưa khám, chữa bệnh tâm thần tại Trạm y tế xã thì xác nhận là đối tượng chưa từng khám, chữa bệnh tâm thần tại Trạm y tế).

+ Nhận xét của Trưởng/Phó thôn hoặc Tổ trưởng/Tổ phó tổ dân phố về đặc điểm tính tình, quá trình sinh sống, sinh hoạt tại địa phương, mối quan hệ xã hội, các biểu hiện hành vi bất thường (đặc biệt là sức khỏe tâm thần) của đối tượng, nhất là tại thời điểm xảy ra vụ việc;

+ Hai bản nhận xét của 02 người hàng xóm hoặc bạn bè/đồng nghiệp cùng cơ quan (không có quan hệ họ hàng với đối tượng giám định, mỗi người viết 01 bản riêng biệt) về quá trình bệnh tật, đặc điểm tính tình, quá trình sinh sống, sinh hoạt tại địa phương, mối quan hệ xã hội, các biểu hiện hành vi bất thường (đặc biệt là sức khỏe tâm thần) của đối tượng, nhất là tại thời điểm xảy ra vụ việc;

– Các tài liệu, thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của người giám định.

Thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần như thế nào

Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm những gì?

Khi muốn xin giấy chứng nhận giám định tâm thần thì cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật quy định. Căn cứ theo điểm 4 khoản III Phần A Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định về hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần, bao gồm:

Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm:

  • Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật giám định tư pháp;
  • Bản sao giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 26 Luật giám định tư pháp;
  • Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình này.”

Thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần như thế nào?

Việc xác minh một người có bị tâm thần hay không rất quan trọng đặc biệt trong hoạt động điều tra, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, dân sự. Thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần cũng sẽ như Thủ tục và trình tự thực hiện xác định mức độ khuyết tật. Cụ thể như sau:

Bước 1: Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:

  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
  • Giấy khai sinh đối với trẻ em.
  • Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:

  • Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
  • Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.

Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
d) Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trung tâm giám định pháp y tâm thần trực thuộc sở y tế.

Mời các bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Hàng xóm có cần phải ghi bản nhận xét về đối tượng giám định hay không?

Cần phải có hai bản nhận xét của 02 người hàng xóm hoặc bạn bè/đồng nghiệp cùng cơ quan (không có quan hệ họ hàng với đối tượng giám định, mỗi người viết 01 bản riêng biệt) về quá trình bệnh tật, đặc điểm tính tình, quá trình sinh sống, sinh hoạt tại địa phương, mối quan hệ xã hội, các biểu hiện hành vi bất thường (đặc biệt là sức khỏe tâm thần) của đối tượng, nhất là tại thời điểm xảy ra vụ việc. Do đó, người hàng xóm phải ghi bản nhận xét về đối tượng giám định và viết 01 bản.

Giấy xác nhận khuyết tật cho người tâm thần do ai cấp?

Theo Điều 6 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về thủ tục và trình tự cấp Giấy xác nhận khuyết tật như sau:
“1. Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.
Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.”
Giấy xác nhận khuyết tật cho người tâm thần do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

5/5 - (1 bình chọn)