Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là cơ sở để hưởng các chế độ khi sinh con, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Có một số trường hợp khi xin nghỉ việc sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội, bạn đọc cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi. Chủ yếu các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội là về vấn đề sức khoẻ. Bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ bhxh mới năm 2023 khi cần sử dụng nhé!
Ai được hưởng chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội?
Theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định những đối tượng sau đây được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi ốm đau:
- Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
- Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau
Đối với bản thân người lao động khi ốm đau được nghỉ tùy theo điều kiện làm việc:
Điều kiện làm việc bình thường:
- 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
- 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
- 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
- 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
Thời gian nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trường hợp ốm đau dài ngày:
- Tối đa 180 ngày;
- Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Kỳ nghỉ này bao gồm các ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối năm, nghỉ Tết và ngày nghỉ cuối tuần.
Ngoài ra, người lao động ốm đau không chỉ được hưởng các chế độ an sinh xã hội mà còn được hưởng chế độ trợ cấp khi con cái ốm đau. Cụ thể, Điều 27 Luật BHXH 2014
quy định về số ngày nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
- Tối đa 20 ngày làm việc/năm nếu con dưới 03 tuổi;
- Tối đa 15 ngày làm việc/năm nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Mức hưởng chế độ ốm đau
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi phải nghỉ vì ốm đau đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng:
Mức hưởng hàng tháng | = | 75% | x | Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ |
Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:
- Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
Riêng sĩ quan, quân nhân quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, người làm công tác cơ yếu được hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.
Hồ sơ lãnh bảo hiểm khi làm đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ BHXH?
Để lãnh BHXH 1 lần, người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ sau và nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cứ trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú):
- Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần;
- Sổ BHXH;
- Các giấy tờ chứng minh cho các trường hợp đi nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo nếu người lao động lãnh BHXH 1 lần trong những trường hợp này.
Lưu ý: Khi đi, người lao động mang theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.
Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ bhxh mới năm 2023
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ bhxh
- Ghi rõ người nộp đơn, người nhận đơn
- Thông tin cá nhân người làm đơn: họ tên, năm sinh, chức vụ, đơn vị …
- Lý do xin nghỉ việc hưởng bảo hiểm
Mời bạn xem thêm:
- Tải mẫu đơn trình báo mất tài sản mới năm 2023
- Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 mới năm 2023
- Mẫu đơn xin vắng mặt của người làm chứng năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ bhxh mới năm 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc, cung cấp các thông tin pháp lý của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp cho bạn đọc trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện người lao động có thể làm đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ BHXH 1 lần là gì?
Theo Luật BHXH cập nhật mới nhất, người lao động khi làm đơn xin nghỉ việc có nhu cầu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần cần thoả mãn được một trong các điều kiện như sau:
Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Ra nước ngoài để định cư.
Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Người lao động làm đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ BHXH 1 lần có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Người lao động sau khi nghỉ việc có nhu cầu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần thì cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật BHXH. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ diều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp;
Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp;
Số tháng tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 12 tháng.
Cách tính trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp.
Tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định;
Tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.