Luật Giao thông đường bộ có nội dung gì nổi bật?

286
Luật Giao thông đường bộ có nội dung gì nổi bật?

Luật Giao thông đường bộ 2008 đã được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 có hiểu lực ngày 01/07/2009. Luật giao thông đường bộ 2002 quy định các quy tắc tham gia giao thông đường bộ; quy định các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống trong bài viết “Luật Giao thông đường bộ có nội dung gì nổi bật?” dưới đây nhé!

Trạng trạng pháp lý

Số hiệu:23/2008/QH12Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:13/11/2008Ngày hiệu lực:01/07/2009
Ngày công báo:12/03/2009Số công báo:Từ số 145 đến số 146
Tình trạng:Còn hiệu lực

Luật Giao thông đường bộ có nội dung gì nổi bật?

Luật giao thông là gì?

Luật giao thông được xây dựng nhằm điều chỉnh, kiểm soát giao thông và điều tiết phương tiện, được ban hành bởi nhà nước. Luật giao thông là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông gồm có giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông hàng không,…

Luật giao thông đường bộ là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh các mỗi quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Luật giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

  • Luật giao thông tiếng Anh là “Law on traffic
  • Luật giao thông đường bộ tiếng Anh là “Law on road traffic“.

Nội dung của Luật giao thông đường bộ

Phạm vi điều chỉnh của luật này là quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Luật giải thích khái niệm về: đường bộ gồm đường, cầu đường bộ,hầm đường bộ, bến phà đường bộ; công trình đường bộ, đường bố, phần đường; làn đường; đường cao tốc; đường chính; phương tiện giao thông đường bộ

Nguyên tắc hoạt động của giao thông đường bộ gồm: phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân;  Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp; Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Quy hoạch giao thông vận tại đường bộ là quy hoạch lĩnh vực chuyên ngành, gồm quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phương tiện giao thông và vận tải đường bộ; được lập cho ít nhất 10 năm và định hướng phát triển cho ít nhất 10 năm tiếp theo; Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch theo thẩm quyền; Quy hoạch các công trình kỹ thuật hạ tầng khác phải phù hợp, đồng bộ với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Luật Giao thông đường bộ có nội dung gì nổi bật?
Luật Giao thông đường bộ có nội dung gì nổi bật?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật giao thông đường bộ được quy định tại Điều 8 gồm 23 khoản như phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ; biều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở; bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm;  xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn;…

Chương II của Luật quy định về các Quy tắc giao thông đường bộ, gồm  30 điều. Gồm các điều về hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn

Chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe; sử dụng làn đường; vượt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố;

Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ; trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng;

Quyền ưu tiên của một số loại xe; qua phà, qua cầu phao; nhường đường tại nơi đường giao nhau; đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt;

Giao thông trên đường cao tốc, giao thông trong hầm đường bộ; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ-moóc;

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ khác; người đi bộ, người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông; người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ và các hoạt động khác trên đường bộ;

Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố; tổ chức giao thông và điều khiển giao thông, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông

Chương ba, về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, gồm 14 điều quy định về

Phân loại đường bộ, mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống,gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.

Đặt tên, số hiệu đường bộ;

Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ: Đường bộ được chia theo cấp kỹ thuật gồm đường cao tốc và các cấp kỹ thuật khác.

Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch

Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật.

Công trình báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu giao thông, cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ, vạch kẻ đường, cột cây số,…

Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đầu tư xây dựng là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác

Quản lý, bảo trì đường bộ; nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ;

Xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt; bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Tiếp theo luật quy định về các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của các loại phương tiện (xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng). Điều kiện tham gia của xe cơ giới gồm xe ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới; bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

Về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì bao gồm các quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông; giấy phép lái xe thì có các loại giấy phép lái xe khác nhau với từng loại xe; tuổi và sức khỏe của người lái xe được quy định tại Điều 60, theo đó, độ tuổi được phân theo dung tích xi lanh; đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông.

Chương VI của luật quy định về Vận tải đường bộ, bao gồm: Hoạt động vận tải đường bộ và Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.

Theo đó gồm các quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Các hình thức kinh doanh vận tải bằng ô tô, điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Vận tải hành khách bằng xe ô tô cần phải chấp hành theo quy định luật định như về đón trả khách, các điều kiện cấm khi chở hành khách. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách được quy định tại điều 69. Về trách nhiệm của người lái xe nhân viện phục vụ trên xe tô tô vận tải hành khách, quyền và nghĩa vụ của hành khách  được quy định tại Điều 70, 71. Tương tự vậy, quy định về vận tải hàng hóa được quy định từ Điều 72 đến Điều 78.

Và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ gồm dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ. Luật quy định về tổ chức hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ.

Và cuối cùng là quy định về quản lý của nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Tải xuống Luật giao thông đường bộ 2008

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Luật Giao thông đường bộ có nội dung gì nổi bật?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến các vấn đề pháp lý, thông tin pháp lý, các mẫu đơn pháp luật như tra cứu giấy phép lái xe theo cccd cần được giải đáp, vui lòng vào trang Tìm luật để xem thêm.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ?

Đối tượng điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ gồm:
Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau
Quan hệ giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức, các nhân khác
Quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức với nhau
Các quan hệ trên phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ quy định thế nào?

Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)