Quy định về mức giá đất ở nông thôn hiện nay

695
Quy định về mức giá đất ở nông thôn hiện nay

Giá đất ở nông thôn (hay giá đất thổ cư ở nông thôn) hiện nay đang trở thành một đề tài vô cùng được quan tâm của rất nhiều chủ đầu tư, nhất là khi giá đất đã có sự thay đổi trong khoảng thời gian 2020 – 2024. Tuy dịch bệnh Covid kéo dài, nhưng nhìn chung có thể thấy rằng giá đất ở nông thôn của tất cả những tỉnh thành đều có xu hướng tăng hơn so với giai đoạn trước. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giá đất ở nông thôn hiện nay” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Nghị định 96/2019/NĐ-CP

Khái niệm khung giá đất

Theo quy định tại Điều 113 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 96/2019/NĐ-CP Quy định về khung giá đất theo Điều 113 Luật Đất đai 2013 thì:

“Điều 113. Khung giá đất

Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.”

Mục đích của bảng giá đất

Tại Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:

“Điều 114. Bảng giá đất và giá đất cụ thể

2. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

b) Tính thuế sử dụng đất;

c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.”

Những nội dung cần có trong bảng giá đất

– Bảng giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Bảng giá đất trồng cây lâu năm;

– Bảng giá đất rừng sản xuất;

– Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản;

– Bảng giá đất làm muối;

– Bảng giá đất ở tại nông thôn;

– Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;

– Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;

– Bảng giá đất ở tại đô thị;

– Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;

-Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;

Nơi cập nhật thông tin giá đất nông thôn

Bảng giá đất được cập nhật chính thức tại UBND các tỉnh, thành phố. Người dân có thể truy cập vào các cổng thông tin của từng địa phương để cập nhật. Bên cạnh đó, các website về bất động sản, website của các báo liên quan đến bất động sản cũng sẽ thường xuyên cập nhật về giá đất để khách hàng tham khảo.

Giá đất ở nông thôn hiện nay

Quy định về mức giá đất ở nông thôn hiện nay

PHỤ LỤC VI: KHUNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN (Ban hành kèm theo Nghị định 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ)

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại xãVùng kinh tếXã đồng bằngXã trung duXã miền núi
 Giá tối thiểuGiá tối đaGiá tối thiểuGiá tối đaGiá tối thiểuGiá tối đa
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc50,08.500,040,07.000,025,09.500,0
2. Vùng đồng bằng sông Hồng100,029.000,080,015.000,070,09.000,0
3. Vùng Bắc Trung bộ35,012.000,030,07.000,020,05.000,0
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ40,012.000,030,08.000,025,06.000,0
5. Vùng Tây Nguyên    15,07.500,0
6. Vùng Đông Nam bộ60,018.000,050,012.000,040,09.000,0
7. vủng đồng bằng sông Cửu Long40,015.000,0    

Trong đó:

1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

2. Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.

3. Vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

5. Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng.

6. Vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Thẩm quyền cấp khung giá đất

Theo Khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 114. Bảng giá đất và giá đất cụ thể

1. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

Bảng giá đất được ban hành căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất (khung giá đất do Chính phủ ban hành). Trước khi ban hành bảng giá đất, UBND cấp tỉnh xây dựng và trình HĐND cùng cấp thông qua.

Quy định việc áp dụng khung giá đất

Tại Điều 5 Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất, cụ thể như sau:

“Điều 5. Áp dụng khung giá đất

1. Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP) so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất sau khi điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này.”

Thời gian thay đổi bảng giá đất

Bảng giá đất được thay đổi định kỳ 5 năm một lần áp dụng theo thời gian quy định trong Luật Đất đai 2013. Người dân tại mỗi địa phương có thể cập nhật thông tin giá đất mới tại các cơ quan có thẩm quyền về tài nguyên, đất đai tại UBND nơi cư trú trong ngày 01/01.

Hiện nay, bảng giá đất đang được áp dụng là bảng giá đất năm 2020 – 2024 và thông tin được quy định cụ thể trong Nghị định 96/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/12/2019 Quy định về khung giá đất. Bảng giá đất này được áp dụng trong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2024. Từ nghị định trên, các địa phương sẽ xem xét tình hình thực tế để đưa ra bảng giá đất chi tiết của từng địa phương

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giá đất ở nông thôn hiện nay” hoặc các thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu đơn thuận tình ly hôn đầy đủ nhất …. Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Câu hỏi thường gặp

Cách tính giá đất thổ cư chung?

Căn cứ vào vị trí, diện tích và khu vực rồi tổng hợp và đút rút ra những điểm chung. Từ đó dựa theo công thức mà nhà nước ban hành, hiện nay chúng ta có công thức tính giá đất chung cũng như tính được đất thổ cư giá bao nhiêu tiền 1m2, như sau: G = K x S
Từ công thức ta có thể giải thích ý nghĩa của các đại lượng như sau: G là giá đất của địa phương đó, K là khung giá đất trong văn bản Luật Đất đai mà nhà nước ban hành và quy định/1m2 và S là tổng diện tích đất cần tính giá.

Các nghĩa vụ tài chính căn cứ vào Bảng giá đất như thế nào?

Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành.
Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
Theo quy định tại Điều 114 Luật Đất đai 2013, Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
Tính thuế sử dụng đất;
Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

5/5 - (1 bình chọn)