Cá nhân có được nhượng quyền thương hiệu hay không năm 2023

77

Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức thường thấy đối với những cửa hàng, thương hiệu kinh doanh có tiềm năng thu hút khách hàng lớn. Có nhiều cá nhân hiện sở hữu những thương hiệu có tiềm năng và có nhu cầu nhượng quyền thương hiệu này. Tuy nhiên để cá nhân được phép nhượng quyền thương hiệu thì phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Vậy, Cá nhân có được nhượng quyền thương hiệu hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Timluat.com để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại 2005
  • Nghị định 35/2006/NĐ-CP
  • Nghị định 08/2018/NĐ-CP

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là một thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền thương hiệu để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên với điều kiện là bên được nhượng quyền phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu.

Có 04 loại hình nhượng quyền thương hiệu cơ bản:

– Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;

– Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;

– Nhượng quyền có tham gia quản lý;

– Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Điều kiện khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu?

Để nhượng quyền thương hiệu cần phải xem xét nhiều yếu tố, tuy nhiên về mặt pháp lý thì cần phải đảm bảo:

– Có đăng ký kinh doanh;

– Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.

Theo đó, để việc nhượng quyền không gặp khó khăn thì cần phải đáp ứng đủ 03 yếu tố nêu trên.

– Đăng ký thương hiệu là vấn đề quan trọng nhất khi thực hiện nhượng quyền. Có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị nhượng quyền mắc lỗi như:

+ Đăng ký bảo hộ thương hiệu không kịp thời: Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không kịp thời có thể dẫn đến hệ quả là thương hiệu đó bị đăng ký trước hoặc mới dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy về bản chất thì khi chưa được cấp văn bằng bảo hộ(sau 18 – 24 tháng nộp hồ sơ) thì cá nhân chưa được Nhà nước công nhận quyền sở hữu với nhãn hiệu, thương hiệu này. Nếu cá nhân, tổ chức chưa có quyền sở hữu thì không thể định đoạt hay sử dụng.

+ Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến việc bị mất thương hiệu. Việt Nam áp dụng theo hệ thống “First to file” (nộp trước được ưu tiên). Vì vậy việc nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sau sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp không sở hữu thương hiệu dự định nhượng quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn mới.

– Không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh với loại hình không phù hợp. Khi đơn vị kinh doanh thành công và có lãi nhưng lại đang vận hành dưới loại hình là hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm, góp vốn sẽ bị hạn chế.

– Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục bên có nhu cầu nhận nhượng quyền rằng quy trình sản xuất đã đảm bảo và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng nhận. Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là bắt buộc mà còn có tác động không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

Cá nhân có được nhượng quyền thương hiệu hay không năm 2023

Cá nhân có được nhượng quyền thương hiệu hay không?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) quy định:

“Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.

Theo đó, bên nhượng quyền thương hiệu phải là thương nhân.

Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định:

Điều 6. Thương nhân

1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

Theo đó, có thể xác định cá nhân hoạt động thương mại được xác định là thương nhân khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Cá nhân đó phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên; Và

– Cá nhân đó phải có đăng ký kinh doanh.

– Cá nhân hoạt động thương mại có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

– Nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân là cá nhân.

Như vậy, Cá nhân được phép nhượng quyền thương hiệu theo quy định nếu cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Quyền và nghĩa vụ của cá nhân nhượng quyền thương hiệu

Theo Điều 286 Luật Thương mại 2005 quy định thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền thương mại có các quyền sau đây:

– Nhận tiền nhượng quyền;

– Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;

– Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Theo quy định tại Điều 287 Luật Thương mại 2005 thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

– Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

– Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

– Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

– Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cá nhân có được nhượng quyền thương hiệu hay không năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có bắt buộc phải ghi thời hạn của hiệu lực của hợp đồng không?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 11. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Theo đó, nội dung của hợp đồng nhương quyền thương mại bắt buộc phải ghi thời hạn hiệu lực của hợp đồng, nếu không ghi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu như thế nào?

Tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:
– Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:
+ Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
+ Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
– Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)