Cách điền phiếu đăng ký dự tuyển viên chức như thế nào?

102
Cách điền phiếu đăng ký dự tuyển viên chức như thế nào?

Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức là một dạng văn bản do người có yêu cầu và là mong muốn của một người dự tuyển dụng viên chức lập và gửi kèm đầy đủ thông tin cá nhân đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức thi tuyển viên chức. Khi dự tuyển viên chức cần làm hồ sơ dự tuyển. Một trong các giấy tờ không thể thiếu đó là phiếu đăng ký dự tuyển viên chức. Vậy mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức như thế nào? cách điền phiếu đăng ký dự tuyển viên chức ra sao? Cùng Tìm luật theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé

Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức

Điều kiện đăng ký đối với vị trí viên chức đang ứng tuyển phải phù hợp với khung năng lực của nơi làm việc, không thấp hơn tiêu chuẩn chung và không vi phạm pháp luật. Nếu vi phạm bất kể loại hình đào tạo nào, đều báo cáo Cơ quan quản lý công vụ để kiểm tra và ra quyết định cụ thể bằng văn bản.

Căn cứ Điều 22 Luật Viên chức 2010 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển như sau:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

Có đơn đăng ký dự tuyển;

Có lý lịch rõ ràng;

Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Cách điền phiếu đăng ký dự tuyển viên chức như thế nào

Cách điền phiếu đăng ký dự tuyển viên chức

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức là tài liệu cơ bản cho các giai đoạn sau của quá trình tuyển dụng như phỏng vấn, kiểm tra thực hành, kiểm tra tư duy và đánh giá. Mẫu phiếu dự đăng ký dự tuyển viên chức có nội dung như sau:

Cách điền phiếu dự tuyển viên chức có thể tham khảo như sau:

(1) Mục Vị trí dự tuyển: Ghi đúng tên vị trí theo chức danh nghề nghiệp đăng ký dự tuyển.

(2) Mục đơn vị dự tuyển: Ghi tên cơ quan, tổ chức đăng ký dự tuyển.

* I. Thông tin cá nhân:

(1) Họ và tên: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên như trong giấy khai sinh bằng chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN VĂN C.

(2) Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy khai sinh. Ví dụ: 01/02/1991.

(3) Nam/Nữ: Người viết phiếu tích dấu X vào ô tương ứng ô Nam/Nữ.

(4) Dân tộc: Ghi theo giấy khai sinh. Ví dụ: Kinh, Hoa, Chăm, Mường

(5) Số CMND hoặc CCCD, ngày cấp, nơi cấp: Ghi đúng và đầy đủ thông tin được cấp trên CMND hoặc thẻ CCCD.

(6) Số điện thoại di động để báo tin: Ghi rõ, đầy đủ số điện thoại liên hệ và số điện thoại này đơn vị phải liên lạc được khi cần thiết và địa chỉ email nếu có.

(7) Quê quán: Ghi rõ 3 cấp Phường/Xã/Thị trấn, Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố.

(8) Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác, đầy đủ thông tin.

(9) Chỗ ở hiện nay (để báo tin): Ghi chính xác, đầy đủ địa chỉ đang ở để liên lạc khi cần gửi thông báo kết quả điểm tuyển dụng và kết quả trúng tuyển viên chức. 

(10) Tình trạng sức khỏe, chiều cao, cân nặng: Căn cứ theo kết luận của Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng.

(11) Thành phần bản thân hiện nay: Ghi rõ: sinh viên mới tốt nghiệp, viên chức hoặc lao động hợp đồng hoặc chưa có việc làm.

(12) Trình độ văn hóa: Ghi rõ 12/12 chính quy hoặc 12/12 bổ túc văn hóa.

(13) Trình độ chuyên môn: Khai theo văn bằng chuyên môn phù hợp với vị trí dự tuyển. Ghi đầy đủ, chính xác theo văn bằng chuyên môn cao nhất được cấp.

(14) Loại hình đào tạo của văn bằng chuyên môn tại mục: Ghi đầy đủ, chính xác theo văn bằng chuyên môn cao nhất được cấp. Ví dụ: Chính quy, tại chức,…

* II. Thông tin cơ bản về gia đình: 

Ghi đầy đủ, chính xác thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác của cha, mẹ, anh, chị, em và con.

* III. Thông tin về quá trình đào tạo:

(1) Ghi đầy đủ, chính xác tất cả văn bằng chuyên môn, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của vị trí việc làm, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đã được cấp.

Đối với thí sinh có nhiều bằng chuyên môn thì phải ghi đầy đủ tất cả các thông tin có liên quan đến các văn bằng trên theo thứ tự quá trình học từ thấp đến cao.

(2) Tên trường, cơ sở đào tạo cấp: Ghi đầy đủ, chính xác theo văn bằng chuyên môn, chứng chỉ được cấp. 

(3) Trình độ văn bằng, chứng chỉ:

– Đối với văn bằng: Ghi đầy đủ, chính xác theo văn bằng chuyên môn được cấp. 

– Đối với chứng chỉ: Ghi đầy đủ, chính xác theo chứng chỉ đào tạo chuyên ngành (nếu có), chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đã được cấp. 

(4) Ghi rõ chuyên ngành đào tạo (theo bảng điểm).

(5) Ghi rõ ngành đào tạo (theo bằng tốt nghiệp).

(6) Hình thức đào tạo: Ghi rõ: Chính quy, tại chức,…

* IV. Thông tin quá trình công tác (nếu có): 

Ghi quá trình công tác có liên quan đến vị trí dự tuyển đến nay.

* V. Miễn thi ngoại ngữ, tin học: 

Bỏ trống nếu tham dự xét tuyển

* VI. Đăng ký dự thi môn ngoại ngữ: 

Bỏ trống nếu tham dự xét tuyển

* VII. Đối tượng ưu tiên:

Ghi rõ có thuộc đối tượng ưu tiên theo Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:

– Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

+ Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị;

Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

+ Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.

– Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.

Xem thông báo tuyển dụng viên chức ở đâu?

Tuyển dụng viên chức đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp. Thông tin thu thập trên mẫu giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng, khả năng và sự phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc. Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BNV) quy định về thông báo tuyển dụng viên chức như sau:

“Điều 3. Thông báo tuyển dụng viên chức

Thông báo tuyển dụng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải được đăng tải trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng là báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; đồng thời được đăng tải trên trang điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.

Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm:
a) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển;
b) Số lượng viên chức cần tuyển tương ứng với vị trí việc làm;
c) Thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển; số điện thoại di động hoặc điện thoại cố định của bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển;
d) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.

Khi có thay đổi về nội dung thông báo tuyển dụng thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thực hiện việc công khai thông báo tuyển dụng bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, thông báo tuyển dụng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức sẽ được đăng tải trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng là báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; đồng thời được đăng tải trên trang điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.

Mời các bạn xem thêm bài viết:

Tìm luật đã tư vấn các thông tin có liên quan đến vấn đề “Cách điền phiếu đăng ký dự tuyển viên chức như thế nào?” hoặc các vấn đề pháp lý khác liên quan như là điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Câu hỏi thường gặp

Để tiếp nhận vào làm công chức thì viên chức nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

tiêu chuẩn, điều kiện để viên chức nhà nước được xem xét, tiếp nhận vào công chức yêu cầu không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật và phải đủ 5 năm có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.
Vì vậy, để có thể tiếp nhận viên chức nhà nước vào làm công chức thì ngoài yêu cầu về thời gian làm việc, trình độ chuyên môn thì còn cần căn cứ vào vị trí việc làm dự kiến tuyển dụng nữa.

Viên chức chưa đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp có được bổ nhiệm trước không?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP:
Chế độ tập sự
Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng viên chức phải cử viên chức tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Đồng thời, tại Điều 18 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) cũng có quy định như sau:
Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng
Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
Theo đó, viên chức được tuyển dụng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm. Và phải đảm bảo hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm.

5/5 - (1 bình chọn)