Cách ghi nơi sinh trong hồ sơ như thế nào?

160
cách ghi nơi sinh trong hồ sơ

Ghi chính xác và đầy đủ thông tin về nơi sinh trong hồ sơ là một phần quan trọng của việc thiết lập và xác định danh tính cá nhân. Thông tin này không chỉ cần thiết cho việc quản lý dân cư mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều quyền lợi của cá nhân đó.

Vậy “Cách ghi nơi sinh trong hồ sơ như thế nào?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Cách ghi nơi sinh trong hồ sơ như thế nào?

Cách ghi nơi sinh trong giấy khai sinh như thế nào?

Thông tin về nơi sinh có ảnh hưởng lớn đến việc xác định quốc tịch, quyền và trách nhiệm công dân, cũng như các quyền và lợi ích khác liên quan. Việc ghi sai hoặc bỏ sót thông tin về nơi sinh có thể dẫn đến những vấn đề pháp lý trong tương lai. Để tránh những phiền toái không cần thiết, cần tuân thủ các quy định về cách ghi nơi sinh trong giấy khai sinh. Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu cách ghi nơi sinh trong giấy khai sinh trong bài viết dưới đây.

Theo Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về cách ghi Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh, như sau:

” Điều 31. Cách ghi Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh

1. Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.

2. Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh được ghi bằng số và bằng chữ.

3. Mục Nơi sinh được ghi như sau:

a) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.

b) Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).

c) Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.

d) Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).

4. Mục Nơi cư trú được ghi như sau:

a) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

b) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.

5. Mục Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh phải ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấpngày cấp giấy tờ đó.

6. Mục Nơi đăng ký khai sinh phải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:

a) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).

b) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải ghi địa danh hành chính 2 cấp (huyện, tỉnh).

c) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện.

7. Trường hợp cha hoặc mẹ của người được khai sinh là người nước ngoài thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

8. Tên địa danh, tên quốc gia nước ngoài được viết theo tên đã được phiên âm sang tiếng Việt (ví dụ: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ….); trường hợp không có phiên âm tiếng Việt thì viết theo phiên âm La-tinh (ví dụ: Osaka; New York….).

9. Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại mặt sau của Giấy khai sinh sử dụng để ghi chú nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng, năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.

10. Việc hướng dẫn ghi họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm, nơi cư trú, giấy tờ tùy thân, nơi đăng ký, địa danh, quốc gia, phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại Điều này được áp dụng để ghi thống nhất trong các Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác.”

Mời bạn xem thêm: mẫu hợp đồng thuê nhà trọ được luật sư, chuyên viên cập nhật mới đây.

Cách ghi nơi sinh trong hồ sơ như thế nào?

Xác định nơi sinh trên giấy khai sinh như thế nào?

Việc xác định nơi sinh trên giấy khai sinh là một bước quan trọng trong việc xác định quyền tài sản, quốc tịch, và các quyền lợi khác của một cá nhân. Do đó, việc xác định nơi sinh trên giấy khai sinh cần phải tuân theo các quy định pháp luật để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về cách xác định nơi sinh trên giấy khai sinh, bao gồm các quy tắc và hướng dẫn liên quan.

Theo Điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về xác định nơi sinh khi đăng ký khai sinh như sau:

“Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử

1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.”

– Để xác định nơi sinh của trẻ em phải dựa trên Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh:

+ Nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh.

+ Giấy cam đoan về việc sinh, nếu không có người làm chứng.

+ Biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (được sử dụng để khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi).

+ Văn bản chứng minh việc mang thai hộ (khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ)

Trường hợp trẻ em được sinh tại cơ sở y tế, thông tin về nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế cũng như tên của đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó. Trong trường hợp trẻ em được sinh ngoài cơ sở y tế, thì thông tin về nơi sinh cần ghi rõ tên của đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em được sinh ra.

Thêm vào đó, theo Khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định mục “Nơi sinh” được ghi như sau:

“3. Mục Nơi sinh được ghi như sau:

a) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.

b) Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).

c) Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.

d) Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).”

Vấn đề “Cách ghi nơi sinh trong hồ sơ như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Cách ghi nơi sinh và quê quán trên giấy khai sinh có khác nhau không?

Theo quy định của Luật hộ tịch thì quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Theo đó, nếu như nơi sinh được hiểu đơn giản là nơi người đó sinh ra và một người được sinh ra ở đâu thì sẽ ghi nơi sinh ở đó theo các nguyên tắc mà pháp luật quy định, không có quyền lựa chọn. Thì đối với quê quán lại khác, quê quán của cá nhân được ghi trong giấy khai sinh có thể lựa chọn đó là quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ hoặc do cha mẹ thỏa thuận hoặc theo tập quán.

Xác định nội dung đăng ký lại khai sinh như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định xác định nội dung đăng ký lại khai sinh, theo đó:
1. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo giấy tờ đó.
2. Tại thời điểm đăng ký lại khai sinh, nếu thông tin về cha, mẹ và của bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ tại khoản 1 Điều này, thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.
Trường hợp cha, mẹ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đã chết thì mục “Nơi cư trú” trong Sổ đăng ký khai sinh, Giấy khai sinh ghi: “Đã chết”.
Trường hợp địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại; địa danh hành chính trước đây được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh.
Như vậy, việc xác định nội dung đăng ký lại khai sinh được thực hiện theo quy định nêu trên của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)