Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất dễ hiểu năm 2023

59
Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất dễ hiểu năm 2023

Để sử hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp và tránh vi phạm pháp luật thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cần nộp thuế tài sản gắn liền với đất đúng hạn và đầy đầy đủ. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cần nắm được cách tính thuế tài sản gắn liền với đất như thế nào? Hãy theo dõi cách tính thuế tài sản gắn liền với đất dễ hiểu dưới đây của Tìm luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Tài sản gắn liền với đất gồm những gì?

Ngoài việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cá nhân, tổ chức có thể xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, để xin cấp chứng nhận sở hữu tài sản gắn liền với đất thì cá nhân, tổ chức cần nắm được tài sản gắn liền với đất gồm những gì? Để biết tài sản gắn liền với đất gồm những gì, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cá nhân, tổ chức có thể đề nghị chỉ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Căn cứ khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 quy định tài sản gắn liền với đất gồm:

– Nhà ở.

– Công trình xây dựng khác.

– Rừng sản xuất là rừng trồng.

– Cây lâu năm.

Lưu ý: Những loại tài sản này phải có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

Quy định về thuế tài sản gắn liền với đất

Hiện nay quy định về thuế tài sản gắn liền với đất đang được Bộ Tài chính đề nghị xây dựng. Trong đó có một số quy định dự thảo đáng quan tâm về thuế tài sản gắn liền với đất. Để nắm bắt quy định về thuế tài sản gắn liền với đất, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Vào ngày 17/04/2018, Bộ tài chính đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tài sản. Theo đó dự thảo Luật thuế tài sản đã được ban hành với một số nội dung sau đây.

Đối với cách tính thuế với nhà ở, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án là:

  • Chỉ đánh thuế đối với nhà ở;
  • Đánh thuế đối với nhà ở; nhà và công trình thương mại, dịch vụ

Bộ Tài chính đề nghị quy định giá tính thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế được xác định bằng diện tích nhà tính thuế nhân với giá 1m2 nhà tính thuế để đồng bộ với quy định về giá tính thuế đối với đất. Cụ thể: diện tích nhà tính thuế là toàn bộ diện tích nhà sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật thuế tài sản, và kiến nghị với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội đưa dự án Luật thuế tài sản vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất dễ hiểu năm 2023
Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất dễ hiểu năm 2023

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất

Để có thể nắm bắt và tuân thủ quy định về nộp thuế tài sản gắn liền với đất thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cần nắm được cách tính thuế tài sản gắn liền với đất. Việc nắm được cách tính thuế tài sản gắn liền với đất sẽ giúp chủ sở hữu đảm bảo quyền lợi của mình. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được cách tính thuế tài sản gắn liền với đất theo phương án hiện nay nhé.

Bộ tài chính đưa ra phương án xác định giá tính thuế đối với nhà như sau:

Giá tính thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế được xác định bằng diện tích nhà tính thuế nhân với giá 1m2 nhà tính thuế. Cụ thể:

– Diện tích nhà tính thuế là toàn bộ diện tích nhà sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở.

– Giá 1m2 nhà tính thuế được xác định như sau:

+ Đối với nhà mới xây dựng: Giá 1m2 nhà tính thuế là giá 1m2 nhà xây dựng mới theo từng cấp, hạng nhàdo UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm tính thuế (giá 1m2 nhà xây dựng mới được xây dựng căn cứ trên suất vốn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành).

+ Đối với nhà đã qua sử dụng: Giá 1m2 nhà tính thuế bằng giá 1m2 nhà xây dựng mới theo từng cấp, hạng nhà do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm tính thuế nhân với tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà do UBND cấp tỉnh ban hành theo thời gian sử dụng nhà tại thời điểm tính thuế (hiện nay, UBND cấp tỉnh đang ban hành tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà để tính lệ phí trước bạ đối với nhà).

Về thuế suất tính thuế: Bộ tài chính đưa ra hai phương án như sau:

Phương án 1:

– Đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế:

Phương án a:

STTGiá trị nhà tính thuếThuế suất
1Phần giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống0%
2Phần giá tính thuế đối với nhà trên 1 tỷ đồng0,3%

Phương án b:

STTGiá trị nhà tính thuếThuế suất
1Phần giá tính thuế đối với nhà từ 700 triệu đồng trở xuống0%
2Phần giá tính thuế đối với nhà trên 700 triệu đồng0,3%

Phương án 2:

– Đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế:

Phương án a:

STTGiá trị nhà tính thuếThuế suất
1Phần giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống0%
2Phần giá tính thuế đối với nhà trên 1 tỷ đồng0,4%

Phương án b:

STTGiá trị nhà tính thuếThuế suất
1Phần giá tính thuế đối với nhà từ 700 triệu đồng trở xuống0%
2Phần giá tính thuế đối với nhà trên 700 triệu đồng0,4%

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất dễ hiểu năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Tài sản gắn liền với đất có được cấp sổ đỏ?

Căn cứ khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 và Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, ngoài quyền sử dụng đất thì người dân còn được chứng nhận quyền sở hữu đối với các loại tài sản gắn liền với đất nếu có đủ điều kiện.

Tài sản gắn liền với đất nào được cấp sổ đỏ?

Theo Điều 104 Luật Đất đai 2013 có quy định 04 tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) bao gồm:
– Nhà ở;
– Công trình xây dựng không phải là nhà ở;
– Rừng sản xuất là rừng trồng;
– Cây lâu năm.
Lưu ý: Các tài sản trên được cấp sổ đỏ nếu có tại thời điểm cấp sổ đỏ.

5/5 - (1 bình chọn)