Chi phí đổi tên khai sinh bao nhiêu tiền?

116
Chi phí đổi tên khai sinh bao nhiêu tiền

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người đều xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự bằng họ và tên của mình. Chính vì vậy, ai trong chúng ta cũng mong muốn mình có một cái tên thật đẹp và thật ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ghi sai tên trong giấy khai sinh hoặc đặt nhầm tên làm ảnh hưởng đến danh dự, quyền lợi của một số người và có ý định đổi tên. Vậy theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền thay đổi tên trong giấy khai sinh trong những trường hợp nào? Làm thế nào để thay đổi tên trong giấy khai sinh? Chi phí đổi tên khai sinh bao nhiêu tiền? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu nhé

Được phép đổi tên trong giấy khai sinh khi nào?

Đổi tên khai sinh là nhu cầu của nhiều người khi nhận thấy tên của mình bị xấu, không phù hợp hay bị trêu chọc, tên trùng lặp, gây ảnh hưởng danh dự nhân phẩm của bản thân hoặc vì không hợp bản mệnh. Nhưng phải thuộc một trong những trường hợp được phép đổi tên trong giấy khai sinh thì mới có thể đổi. Cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục đổi tên khai sinh theo quy định của Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể đổi tên trong giấy khai sinh.

Quy trình, thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh

Chuẩn bị bộ hồ sơ thay đổi tên giấy khai sinh bao gồm:

  • – Tờ khai đăng ký thay đổi hộ tịch theo mẫu kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP;
  • – Giấy khai sinh (Bản sao y có chứng thực hoặc bản sao do UBND cấp);
  • – CMND/CCCD (nếu có) (sao y có chứng thực);
  • – Giấy tờ khác (nếu cần).

Thực hiện thay đổi tên trong giấy khai sinh theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định; nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở; phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan; công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi; cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi; cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây; thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện; thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Chi phí đổi tên khai sinh bao nhiêu tiền

Chi phí đổi tên khai sinh bao nhiêu tiền?

Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC; lệ phí hộ tịch thuộc danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

  • Lệ phí đăng ký cư trú (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).
  • Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).
  • Lệ phí hộ tịch.
  • Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đối với cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện).
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
  • Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
  • Lệ phí đăng ký kinh doanh.

Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Do đó, tùy từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương mà mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.

Các trường hợp được miễn, giảm chi phí đổi tên giấy khai sinh

Hội đồng Nhân dân tỉnh sẽ quy định mức thu lệ phí căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương. Do đó, các trường hợp được miễn, giảm chi phí đổi tên giấy khai sinh cũng do Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định, nhưng phải phù hợp với quy định trong các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên như Luật Phí và lệ phí, Luật Hộ tịch.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Phí và lệ phí năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2018, 2020, các đối tượng thuộc trường hợp miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Luật Hộ tịch năm 2014 cũng nêu ra những trường hợp được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch, cụ thể:

– Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

– Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Như vậy, để được miễn, giảm chi phí đổi tên giấy khai sinh, thì cá nhân cần căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh nơi mình đang sinh sống quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhập khẩu cho vợ online như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật đang cung cấp một số mẫu đơn như download mẫu đơn ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Hãy theo dõi chúng tôi để tham khảo nhiều bài viết về các vấn đề pháp lý hơn nhé

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ đăng ký đổi tên trong giấy khai sinh ở đâu?

– UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi (Điều 27 Luật Hộ tịch 2014);
– UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước (khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch).

Đổi tên khai sinh cho con cần giấy tờ gì?

Thủ tục đổi tên giấy khai sinh
Bạn chuẩn bị Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định (tại Thông tư 04/2020/TT-BTP).
Giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bản chính Giấy khai sinh của bạn.
Các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)