Chủ không đeo rọ mõm cho chó trong khu chung cư bị xử phạt như nào?

134

Tại các thành phố chuyện chó không đeo rọ mõm khi được chủ dắt đi dạo không phải là chuyện hiếm. Rất nhiều trường hợp chó không đeo rọ mõm cắc người gây thương tích thậm chí là gây chết người. Theo quy định chó di chuyển trong khu vực cộng cộng sẽ phải đeo rọ mõm để tránh gây nguy hiểm. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Chủ không đeo rọ mõm cho chó trong khu chung cư bị xử phạt như nào?” để tránh gặp phải trường hợp như thế này nhé!

Người nuôi chó mèo trong chung cư cần phải tuân thủ những gì?

Tại khoản 2.1 mục 2 Phụ lục 15 Hướng dẫn phòng, chống bệnh dại động vật ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT thì người nuôi chó mèo phải tuân thủ quy định sau đây:

  • Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư;
  • Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
  • Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;
  • Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
  • Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Và tại Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định về ciệc quản lý nuôi chó mèo như sau:

Quản lý nuôi chó, mèo

Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;

2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;

3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;

4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trên đây là các quy định yêu cầu cần phải tuân thủ thực hiện đúng đối với người chủ nuôi chó mèo. Cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho người vật nuôi khác như đeo rọ mõm cho chó, hoặc xích giữ chó khi đi ra ngoài đường,…

Chủ không đeo rọ mõm cho chó trong khu chung cư bị xử phạt như nào?
Chủ không đeo rọ mõm cho chó trong khu chung cư bị xử phạt như nào?

Chủ không đeo rọ mõm cho chó trong khu chung cư bị xử phạt như nào?

Theo quy định điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;

Và đồng thời tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP có quy định thì:

Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Như vậy, về vấn đề này, người chủ nuôi để chó mèo đi lại trong nhà chung cư tự do và không kiểm soát được thì có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Bên cạnh đó, nếu để thả chó mà không đeo rọ mõm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Chủ nuôi chó có hành vi hành hung người khác sẽ bị xử lý thế nào?

Tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

i) Có tính chất côn đồ;

Theo đó, nếu chủ chó có hành vi tấn công hành hung người khác được xem đây là hành vi có tính chất côn đồ, và nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có thẩm quyền xử phạt chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm hay không?

Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 43 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.”

Theo đó, chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng vẫn nằm trong thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.

Chủ dẫn chó đi dạo trong công viên mà không rọ mõm, chó gây thương tích cho người khác thì trách nhiệm của chủ ra sao?

Căn cứ quy định Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Như vậy, theo quy định được viện dẫn nêu trên, chủ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chó của mình gây ra cho người khác. Tuy nhiên, đối với trường hợp chó gây thiệt hại cho người khác do người thứ ba có lỗi hoặc chó bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu không có trách nhiệm bồi thường.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chủ không đeo rọ mõm cho chó trong khu chung cư bị xử phạt như nào?” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:  0833.102.102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Dắt chó mà không đeo rọ mõm cắn chết người bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có quy định như sau:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Chó cắn chết người thì chủ chó phải chịu những trách nhiệm gì?

Bên cạnh mức phạt tiền nêu trên thì chủ sở hữu chó phải bồi thường thiệt hại do chó gây ra cho người khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 603 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, mức bồi thường này được quy định bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

5/5 - (1 bình chọn)