Có thể dùng căn cước công dân thay hộ chiếu được không?

205

Chắc hẳn mọi người không còn quá xa lạ với khái niệm hộ chiếu, nhất là đối với người họ có nhu cầu đi du lịch, làm việc và học tập ở nước ngoài. Ngày nay, càng ngày càng phát triển của nền kinh tế – xã hội và nhu cầu hội nhập quốc tế, việc người dân có thể đi đến nhiều nước khác diễn ra vô cùng phổ biến. Khi những chủ thể muốn xuất cảnh, hộ chiếu sẽ hẳn là một trong những vật không thể thiếu được. Chính bởi vì vai trò quan trọng đó, pháp luật nước ta cũng đã ban hành những quy định cụ thể về hộ chiếu. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Có thể dùng căn cước công dân thay hộ chiếu được không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Căn cước công dân 2014
  • Thông tư 06/2021/TT-BCA
  • Quyết định 34/2021/QĐ-TTg
  • Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

Khái niệm căn cước công dân và hộ chiếu

Khái niệm hộ chiếu

Hộ chiếu được hiểu là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng được sử dụng nhằm mục đích để các chủ thể thực hiện xuất nhập cảnh. Trong đó cần có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.

Hay ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau, hộ chiếu được xem là một loại chứng minh thư bắt buộc cho phép các chủ thể có thể xuất cảnh ra nước ngoài và được quyền nhập cảnh trở lại sau khi chuyến du lịch, công tác hay khi việc học đã kết thúc.

Khái niệm căn cước công dân

Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.

Những thông tin chính có trong hộ chiếu

Trên hộ chiếu thường sẽ có những thông tin về nội dung chính sau đây:

– Số hộ chiếu.

– Ảnh của chủ thể làm hộ chiếu.

– Ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính của chủ thể làm hộ chiếu.

– Số căn cước công dân của chủ thể làm hộ chiếu.

– Nơi sinh của chủ thể làm hộ chiếu.

– Cơ quan cấp, nơi cấp hộ chiếu.

– Thời hạn sử dụng hộ chiếu.

– Tên và thông tin trẻ em ghép chung hộ chiếu.

Dựa vào những thông tin này mà có thể xác định được các thông tin cá nhân của chủ sở hữu.

Một số quốc gia cho phép các chủ thể thực hiện việc xuất nhập cảnh và về nước không cần visa thì các chủ thể không cần làm hộ chiếu. Còn đối với nước có quy định nghiêm ngặt như Mỹ, hoặc 1 số nước châu Âu,… thì các cá nhân cần xin visa (thị thực) mới có thể đi du lịch, du học hay công tác.

Có thể dùng căn cước công dân thay hộ chiếu được không?

Có thể dùng căn cước công dân thay hộ chiếu được không

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định cụ thể về căn cước công dân như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản vềlai lịch, nhân dạng của công dântheo quy định của Luật này.”

Đối chiếu quy định trên, căn cước công dân có gắn chip là căn cước công dân nhưng được gắn thêm một mã QR nằm ở góc trên mặt trước của thẻ và con chip ở mặt sau thẻ.

Như vậy, căn cước công dân có gắn chip chính là thẻ căn cước công dân phiên bản tối ưu hơn, hiện đại hơn với nhiều tiện ích vượt trội hơn, tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của Chính phủ.

Trường hợp khi đi nước ngoài thẻ Căn cước công dân gắn chip có thể thay thế hộ chiếu

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân như sau:

“Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thẻ căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều này.

4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật.”

Đối chiếu quy định trên, Căn cước công dân gắn chip chỉ được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Như vậy, trường hợp của bạn, thẻ Căn cước công dân không có giá trị thay thế hộ chiếu khi đi đến tất cả các quốc gia trên thế giới.

Thẻ Căn cước công dân gắn chip chỉ được sử dụng thay thế hộ chiếu khi bạn đi tới các quốc gia mà Việt Nam có thỏa thuận sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip thay hộ chiếu của bạn.

Quyền và nghĩa vụ của công dân về thẻ Căn cước công dân gắn chip

Căn cứ Điều 5 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

“Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

1. Công dân có quyền sau đây:

a) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;

b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;

c) Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;

d) Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

2. Công dân có nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;

c) Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

d) Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;

đ) Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;

e) Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật này.

3. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều này.”

Như vậy, quyền và nghĩa vụ của công dân về thẻ Căn cước công dân gắn chip được quy định như trên.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Có thể dùng căn cước công dân thay hộ chiếu được không?” hoặc các thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu đơn nghỉ việc …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Câu hỏi thường gặp

Việc không dùng hộ chiếu khi ra nước ngoài đã thực hiện được chưa?

Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có cơ sở pháp lý cho phép công dân sử dụng các Căn cước công dân; tài khoản định danh mức độ 2 thay thế hộ chiếu.
Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa ký bất kỳ thỏa thuận; hay hiệp ước nào với nước ngoài cho phép công dân hai nước sử dụng giấy tờ nhân thân khác thay thế hộ chiếu khi xuất, nhập cảnh.
Bên cạnh đó, việc đăng ký tài khoản định danh điện tử của công dân cũng chưa thực hiện được ngay do ứng dụng định danh điện tử hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Khi ứng dụng này hoàn thiện và phát hành; thì người dân mới có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng này.

Khi bị mất thẻ Căn cước công dân có được đổi cấp lại thẻ Căn cước công dân không?

Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định cụ thể như sau:
“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”
Theo đó, khi bị mất thẻ Căn cước công dân thì được cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Trên thẻ Căn cước công dân thể hiện những nội dung gì?

Căn cứ Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 quy định cụ thể như sau:
“Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.”
Theo đó, trên thẻ Căn cước công dân gồm những nội dung trên.

5/5 - (1 bình chọn)