Công thức tính thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?

178
công thức tính thu nhập cá nhân

Công thức tính thu nhập cá nhân là một vấn đề quan trọng trong hệ thống thuế và được quy định bởi luật pháp của mỗi quốc gia. Công thức này thường dựa trên mức thu nhập của cá nhân và các khoản khấu trừ, quy tắc tính thuế và các yếu tố liên quan. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu “Công thức tính thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?

Công thức tính thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Trước khi tính thuế thu nhập cá nhân, cần xác định xem người nộp thuế là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú, vì cách tính thuế thu nhập cá nhân sẽ thay đổi tùy thuộc vào đối tượng này. Chi tiết về cách tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho mỗi loại đối tượng sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây:

Mời bạn xem thêm: Mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân mới

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Trường hợp 1: cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Các công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân

(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ.

(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.

Người nộp thuế áp dụng các công thức tính số (1),(2),(3), để tính mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo các bước như sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập (tiền lương) nhận được.

Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế  

Các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có) từ tiền lương tiền công gồm:

– Khoản tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc trong thời gian hành chính.

– Thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc hãng tàu của nước ngoài.

Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế áp dụng công thức số (3)

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ 

Các khoản giảm trừ bao gồm:

– Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 132 triệu đồng/năm tương đương 11 triệu/ tháng và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

– Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo và quỹ hưu trí tự nguyện.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Để tính thuế suất người tính thuế áp dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 theo bảng sau:

Bảng: Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Bậc thuếPhần thu nhập tính thuế/năm(triệu đồng)Phần thu nhập tính thuế/tháng(triệu đồng)Thuế suất (%)
1Đến 60Đến 55
2Trên 60 đến 120Trên 5 đến 1010
3Trên 120 đến 216Trên 10 đến 1815
4Trên 216 đến 384Trên 18 đến 3220
5Trên 384 đến 624Trên 32 đến 5225
6Trên 624 đến 960Trên 52 đến 8030
7Trên 960Trên 8035

Như vậy, khi đã biết được “thu nhập tính thuế” và “thuế suất” sẽ có 2 phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân cần nộp như sau:

1 – Phương pháp lũy tiến bằng cách tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại theo theo bảng thuế lũy tiến

2 – Phương pháp rút gọn bạn tính thu nhập tính thuế và áp dụng bảng dưới đây để tính ra số thuế TNCN phải nộp:

Bảng: Cách tính số thuế TNCN phải nộp theo phương pháp tối giản

Bậc Thu nhập tính thuế Thuế suất Cách tính số thuế TNCN phải nộp
Cách tính 1 Cách tính 2
1Đến 5 triệu 5%0 triệu + 5% thu nhập tính thuế 5% thu nhập tính thuế
2Trên 5 triệu – 10 triệu10%0,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu10% thu nhập tính thuế – 0,25 triệu
3Trên 10 triệu – 18 triệu15%0,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu15% thu nhập tính thuế – 0,75 triệu
4Trên 18 triệu – 32 triệu20%1,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu20% thu nhập tính thuế – 1,65 triệu
5Trên 32 triệu – 52 triệu25%4,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu25% thu nhập tính thuế – 3,25 triệu
6Trên 52 triệu – 80 triệu30%9,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu30 % thu nhập tính thuế – 5,85 triệu
7Trên 80 triệu35%18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu35% TNTT – 9,85 triệu

Trường hợp 2: Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Căn cứ theo Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

“Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền)”.

Lưu ý: Trừ các trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện trên.

Công thức tính thuế TNCN phải nộp áp dụng như sau:

“Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả”

Công thức tính thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

Theo quy định, các cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh, điều này đồng nghĩa rằng chỉ cần có thu nhập chịu thuế lớn hơn 0 thì phải nộp thuế thu nhập với mức thuế suất là 20% trên tổng thu nhập chịu thuế; Các khoản được trừ bao gồm: đóng bảo hiểm, đóng quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp khuyến học, đóng góp nhân đạo và tham gia các hoạt động từ thiện.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế TNCN phải nộp đối với cá nhân không cư trú sẽ được tính theo công thức sau:

“Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế”

Trong đó, thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác mà cá nhân nộp thế nhận được trong kỳ tính thuế và được xác định như thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú.

Mời bạn xem thêm: đơn thuận tình ly hôn mới nhất được chúng tôi cập nhật mới hiện nay.

Vấn đề “Công thức tính thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.
Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.
Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

Thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ thuế TNCN

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập mà cá nhân được chi trả, không bao gồm các khoản dưới đây:
Tiền ăn trưa, ăn giữa các ca làm việc.
Tiền phụ cấp điện thoại.
Tiền phụ cấp trang phục.
Tiền công tác phí.
Thu nhập từ phần tiền lương hoặc tiền công mà lao động làm thêm giờ, làm đêm.
Các khoản giảm trừ thuế TNCN
(1) Giảm trừ gia cảnh.
Theo Luật Thuế TNCN giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng chịu thuế là cá nhân cư trú.
Căn cứ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 như sau:
Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu/ tháng (132triệu/năm) và giảm trừ đối với người phụ thuộc là 4,4 triệu/người/tháng.
(2) Các khoản BHXH bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và bảo hiểm trong một số lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt.
(3) Các khoản cá nhân đóng góp cho từ thiện, khuyến học hoặc nhân đạo: Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế và phải có tài liệu chứng minh.
Trong đó, điều kiện để tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là:
– Người nộp thuế sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký và được cấp mã số thuế.
– Người nộp thuế cần có hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

5/5 - (1 bình chọn)