Công văn xin lùi thời gian kiểm tra thuế mới nhất

109
công văn xin lùi thời gian kiểm tra

Công văn xin lùi thời gian kiểm tra thuế là văn bản quan trọng trong quá trình quản lý thuế của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Khi một đơn vị hoặc cá nhân cảm thấy cần thời gian bổ sung để chuẩn bị tài liệu, thực hiện kiểm tra hoặc vì bất kỳ lý do nào khác, họ có thể gửi công văn xin lùi thời gian kiểm tra thuế đến cơ quan thuế có thẩm quyền. Việc soạn thảo và trình bày một công văn xin lùi thời gian kiểm tra thuế đòi hỏi sự chính xác, logic, và tuân thủ quy định của cơ quan thuế. Vậy “Công văn xin lùi thời gian kiểm tra thuế mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Công văn xin lùi thời gian kiểm tra thuế

Tải xuống Mẫu công văn xin lùi thời gian kiểm tra thuế mới nhất

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [17.78 KB]

Thủ tục xin lùi thời gian kiểm tra thuế?

Khi một doanh nghiệp hoặc cá nhân đứng trước sự kiểm tra thuế từ cơ quan thuế, việc xin lùi thời gian kiểm tra có thể trở nên cần thiết trong nhiều trường hợp. Lý do có thể là do áp lực thời gian, chưa chuẩn bị tài liệu kịp thời gian, hoặc các yếu tố khác. Quá trình xin lùi thời gian kiểm tra thuế đòi hỏi quy trình cụ thể và tuân thủ các quy định của cơ quan thuế. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về thủ tục xin lùi thời gian kiểm tra thuế như sau:

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế thì sau khi nhận được Quyết định kiểm tra, người nộp thuế vẫn có thể xin hoãn thời gian kiểm tra thuế. Cụ thể như sau:

“3. Trường hợp khi nhận được Quyết định kiểm tra, người nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra.”

Như vậy, thủ tục xin hoãn kiểm tra thuế cụ thể từng bước như sau:

– Sau khi nhận được quuyết định kiểm tra thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế sẽ soạn và gửi văn bản xin hoãn thời gian kiểm tra thuế. Đơn xin hoãn kiểm tra thuế này phải trình bày rõ được lý do hoãn và thời gian hoãn.

– Sau khi cơ quan thuế nơi có thẩm quyền nhận được văn bản xin hoãn kiểm tra thuế, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải thông báo cho người nộp thuế biết về việc có chấp nhận hay không chấp nhận việc xin hoãn kiểm tra thuế.

Tuy nhiên, người có nghĩa vụ nộp thuế chỉ được hoãn kiểm tra đúng một lần và thời gian hoãn không được quá 03 tháng. Trường hợp người nộp thuế vẫn hoạt động kinh doanh bình thường mà từ chối nhận quyết định kiểm tra hoặc cố tình trốn tránh sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 2.000.000 đồng.

Quy trình kiểm tra thuế mới nhất 2023 như thế nào?

Quy trình kiểm tra thuế là một phần quan trọng của hệ thống thuế của một quốc gia, giúp đảm bảo các cá nhân và tổ chức đóng đủ số tiền thuế theo quy định pháp luật. Quá trình này đòi hỏi sự minh bạch, công bằng và tuân thủ quy định pháp luật. Trong quá trình kiểm tra thuế, người nộp thuế có quyền bảo vệ quyền lợi của họ và cung cấp thông tin và bằng chứng để chứng minh tính đúng đắn của việc nộp thuế. Cuối cùng, cơ quan thuế sẽ đưa ra kết quả kiểm tra và quyết định liệu người nộp thuế có phải nộp thêm tiền thuế hay không.

Vào ngày 14/7/2023, Tổng cục Thuế đã ra Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 với mục tiêu cải thiện Quy trình kiểm tra thuế. 

Theo quyết định mới này, việc lựa chọn doanh nghiệp cho kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp sẽ tuân theo một quy trình mới, trong đó căn cứ theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa thanh tra, kiểm tra thuế.

Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế sẽ bao gồm 02 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

– Ban hành Quyết định kiểm tra

– Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định.

Trường hợp cơ quan thuế hoặc bộ phận không trực tiếp quản lý người nộp thuế thực hiện kiểm tra thì gửi 01 bản cho cơ quan thuế hoặc bộ phận trực tiếp quản lý người nộp thuế làm đầu mối chuyển cho các bộ phận có liên quan.

– Trước khi công bố Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải phân công các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm tra từng phần việc theo nội dung ghi trong Quyết định kiểm tra theo mẫu số 07/QTKT ban hành kèm theo quy trình kiểm tra thuế.

– Bãi bỏ Quyết định kiểm tra; hoãn kiểm tra; tạm dừng kiểm tra; điều chỉnh quyết định kiểm tra khi chứng minh được đã số thuế khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp.

– Trường hợp người nộp thuế vẫn đang hoạt động kinh doanh bình thường vẫn thực hiện kê khai thuế, khi cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra nhưng người nộp thuế không nhận Quyết định kiểm tra, hoặc cố tình trốn tránh không chấp hành Quyết định kiểm tra thì đoàn kiểm tra thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;

Trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính về việc người nộp thuế không chấp hành kiểm tra thuế, đoàn kiểm tra báo cáo Người ban hành Quyết định kiểm tra để xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp quản lý thuế (nếu có) và thực hiện các bước ấn định thuế theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu người vi phạm, đại diện đơn vị vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã, phường nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận.

Trường hợp không có sự xác nhận của chính quyền hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Giai đoạn 2: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

– Công bố Quyết định kiểm tra thuế

– Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

– Lập biên bản kiểm tra thuế.

– Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.

– Ghi nhật ký kiểm tra.

– Giám sát đoàn kiểm tra.

– Theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả sau kiểm tra.

– Trường hợp cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan thuế, người nộp thuế đáp ứng được yêu cầu làm việc theo phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến thì đoàn kiểm tra và người nộp thuế có thể thực hiện kiểm tra bằng phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến hoặc kết hợp các phương thức làm việc trong kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (làm việc trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế, làm việc theo phương thức điện tử, làm việc trực tuyến).

Vấn đề “Công văn xin lùi thời gian kiểm tra thuế mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như tra cứu giấy phép lái xe theo cccd.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế

1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
2. Tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
4. Khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra.
5. Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.

Thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

Điều 110 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định:
“Điều 110. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này;
c) Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
d) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
e) Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
g) Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế không quá 01 lần trong 01 năm.
3. Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:
a) Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
c) Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;
d) Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
5. Trường hợp kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.”
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;

5/5 - (1 bình chọn)