Khi đề cập đến quyền và trách nhiệm của Đảng viên trong việc kinh doanh, như bất kỳ công dân nào, Đảng viên cũng có quyền tham gia vào các hoạt động kinh tế và kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tham gia kinh doanh của Đảng viên phải tuân theo quy định của pháp luật. Vậy “Đảng viên có được kinh doanh không?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Đảng viên là ai?
Hiện nay, Đảng viên đang thực hiện theo quy định nêu tại Điều lệ Đảng. Trong đó Điều 1 Điều lệ Đảng nêu rõ về Đảng viên như sau:
“1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.”
Đảng viên có được phép tham gia các hoạt động kinh tế, kinh doanh hay không?
Theo quy định của pháp luật, Đảng viên được phép tham gia vào hoạt động lao động và kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm, miễn là hoạt động này không gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, không được sử dụng để lợi dụng chức vụ và quyền hạn, và không vi phạm nhiệm vụ được giao.
Căn cứ Điều 1 Quy định 15/QĐ-TW 2006 quy định về đảng viên làm kinh tế tư nhân như sau:
“Điều 1: Những quy định chung
1- Quy định này áp dụng đối với mọi đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
2- Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.”
Ngoài ra, tại Mục I Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 về 19 điều đảng viên không được làm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành cũng không quy định cấm đảng viên tham gia các hoạt động kinh tế, kinh doanh.
Đảng viên có được thành lập công ty không?
Theo quy định, Đảng viên được phép thành lập doanh nghiệp, tham gia vào hoạt động lao động và kinh doanh trong các ngành nghề mà không bị hạn chế bởi quy định pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc có quyền tham gia vào các hoạt động kinh doanh và lao động mà không gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức, không lạm dụng chức vụ hoặc quyền hạn, và không trốn tránh trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Vậy Công an có được kinh doanh không theo quy định?
Căn cứ theo Điều 1 Quy định 15/QĐ-TW 2006 quy định về Đảng viên làm kinh tế tư nhân quy định như sau:
“Điều 1: Những quy định chung
1- Quy định này áp dụng đối với mọi đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
2- Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.”
Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:
“Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
Mời bạn xem thêm: mẫu gia hạn hợp đồng thuê nhà được luật sư, luật gia, chuyên viên tư vấn pháp lý cập nhật mới hiện nay.
Vấn đề “Đảng viên có được kinh doanh không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quy định 15/QĐ-TW 2006 quy định đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 1 còn phải tuân theo các quy định sau đây:
– Đối với người lao động trong doanh nghiệp:
+ Trả lương, phân phối lợi nhuận trên cơ sở kết quả lao động và mức vốn đóng góp của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
+ Thực hiện đúng hợp đồng lao động, thoả ước lao động đã ký kết; bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác; đối xử thân ái, tôn trọng người lao động.
+ Dành ưu tiên cho người lao động trong doanh nghiệp được mua cổ phần khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá.
– Đối với Nhà nước và xã hội:
+ Tự giác chấp hành mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện một cách trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật việc kê khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác, chế độ kế toán, thống kê và các chế độ, chính sách khác của Nhà nước; gương mẫu thực hiện chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp.
+ Trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
– Đối với tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp:
+ Chủ động, tích cực thực hiện công tác phát triển đảng viên và thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên và tổ chức đảng hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng và tổ chức đảng cấp trên.
+ Phối hợp với cấp uỷ, tổ chức đảng trong doanh nghiệp xây dựng quy chế hoạt động; tham gia ý kiến với cấp uỷ trong việc đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp thực sự là hạt nhân chính trị của doanh nghiệp, lãnh đạo quần chúng chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của người lao động.
+ Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể chính trị – xã hội trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ.
Điều kiện, tiêu chuẩn của Đảng viên
Theo định nghĩa nêu trên, không phải đối tượng nào cũng được kết nạp vào Đảng bởi những yêu cầu và tiêu chuẩn, điều kiện khá nghiêm khắc. Điều lệ Đảng nêu rõ, tiêu chuẩn của Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam gồm:
– Tuổi đời: Để trở thành Đảng viên, quần chúng cần phải đáp ứng điều kiện về tuổi từ đủ 18 – 60 tuổi. Riêng những đối tượng trên 60 tuổi nếu muốn được kết nạp Đảng thì phải đáp ứng các điều kiện về sức khoẻ, uy tín, nơi công tác, cư trú…
– Trình độ học vấn:
Phải tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng đặc biệt khác gồm: Người sống ở miền núi, hải đảo… có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì chỉ cần tốt nghiệp tiểu học;
Già làng, trưởng bản… thì chỉ cần biết đọc, viết chữ quốc ngữ, có văn bản đồng ý trước khi ra quyết định kết nạp.
– Là người ưu tú, được tín nhiệm: Đây là điều kiện quan trọng theo định nghĩa Đảng viên đã nêu ở trên.
– Thực hiện cương lĩnh, Điều lệ Đảng một cách nghiêm túc, tự nguyện…
– Lý lịch: Người kết nạp vào Đảng phải có lý lịch rõ ràng, trong sáng. Đồng thời, người thân gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc chồng. vợ/chồng, con đẻ của người muốn vào Đảng cũng sẽ phải trải qua quá trình thẩm tra lý lịch khắt khe.
– Được hai Đảng viên chính thức giới thiệu: Điều kiện về Đảng viên chính thức là phải cùng lao động, học tập, công tác cùng nhau ít nhất 12 tháng trong cùng một đơn vị và người giới thiệu phải chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình về người kết nạp vào Đảng.
– Dự bị 12 tháng: Sau khi được kết nạp, trước khi được chuyển sang Đảng viên chính thức, người vào Đảng phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng. Trong thời gian 12 tháng này, người được kết nạp vẫn phải tiếp tục rèn luyện, không ngừng phấn đấu, cố gắng để tự hoàn thiện bản thân theo các tiêu chuẩn cần có của Đảng viên.