Download Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng mới nhất năm 2023

1045
download mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng

Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng là để chứng minh sản phẩm đã được sản xuất, kiểm tra và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và yêu cầu để xuất xưởng và lưu thông trên thị trường. Trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế và chịu áp lực cạnh tranh cao, việc hiểu biết về Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng là một điều cần thiết.

Vậy “Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng mới nhất năm 2023″ có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng

Tải xuống Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng mới nhất

Nội dung Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng bao gồm những gì? 

Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng là một phần quan trọng của quy trình sản xuất và giao nhận hàng hóa. Giấy chứng nhận này thể hiện tính xác thực về việc sản phẩm hoặc hàng hóa đã được sản xuất và xuất xưởng từ nhà máy hoặc cơ sở sản xuất. Cung cấp thông tin quan trọng về sản phẩm, chất lượng, và xuất xứ, giúp đảm bảo sự đáng tin cậy trong giao dịch thương mại và tuân thủ quy định pháp luật.

Tùy vào sản phẩm, hàng hóa sản xuất sẽ tương ứng với mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng nhất định. Nội dung cơ bản của Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng bao gồm những thông tin sau:

– Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế

– Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm 

– Tên loại giấy: giấy chứng nhận xuất xứ (Số…/CNXX-20…)

– Đối tượng cấp giấy chứng nhận

– Thông tin lô sản phẩm xuất xứ: thời gian, quy cách, số lượng, tiêu chí

– Thời gian xuất xưởng

– Xuất xứ sản phẩm 

– Phiếu giao hàng số:…

– Logo sản phẩm

– Chữ ký, đóng dấu. 

Quy định về giấy chứng nhận xuất xưởng

Giấy chứng nhận xuất xưởng được sử dụng để chứng minh sản phẩm đã được sản xuất hoặc gia công tại một xưởng cụ thể, và thường được yêu cầu cho mục đích kiểm tra chất lượng, kiểm soát xuất xứ của sản phẩm, hay thậm chí để thực hiện các thủ tục hải quan hoặc xuất khẩu.

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, không có định nghĩa cụ thể hoặc nội dung chi tiết về giấy chứng nhận xuất xưởng mà chỉ quy định về chứng nhận xuất xứ của hàng hóa.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”

Hàng hóa được coi là có xuất xứ hàng hóa khi thuộc một trong 02 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, quy định về hàng hóa có xuất xứ thuần túy như sau:

“Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Hàng hóa quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp sau:

1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại Khoản 2 Điều này.

4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, với Điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại Khoản 7 Điều này được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

9. Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái chế.

10. Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.”

Trường hợp 2: Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

Theo Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, quy định về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy như sau:

“Điều 8. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

1. Hàng hóa quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.

2. Bộ Công Thương ban hành Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại Khoản 1 Điều này và hướng dẫn cách xác định các tiêu chí xuất xứ hàng hóa.”

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xưởng

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xưởng có vai trò quan trọng trong việc xác nhận chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. Hồ sơ này yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận, bao gồm nhiều tài liệu quan trọng và thông tin chi tiết liên quan đến sản phẩm.

Quá trình này đôi khi có thể phức tạp, nhưng đảm bảo sản phẩm được sản xuất và xuất xưởng đáp ứng đúng yêu cầu, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp chứng nhận xuất xưởng đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp;

– Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng đã được khai hoàn chỉnh gồm 01 bản gốc và 03 bản sao. Đối với mỗi lô hàng xuất khẩu thì người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại mẫu chứng nhận xuất xưởng, trừ mẫu chứng nhận xuất xưởng cà phê có thể đề nghị cấp thêm;

– Bản sao có chứng thực hóa đơn thương mại do doanh nghiệp phát hành;

– Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính”), nếu doanh nghiệp nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên, phụ liệu trong nước nếu mua các nguyên, phụ liệu trong nước;

– Bảng giải trình quy trình sản xuất, các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng: đối với doanh nghiệp lần đầu xin chứng nhận xuất xứ hay mặt hàng lần đầu. Tùy từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ chứng nhận xuất xứ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp giải trình theo các mẫu

– Các giấy tờ khác nếu cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xưởng xét thấy cần thiết như: Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu; giấy phép xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; vận đơn đường biển; vận đơn đường không và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

Vấn đề “Download Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng mới nhất năm 2023” đã được Tìm Luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt… hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Vui lòng vào trang Tìm Luật để biết thêm các thông tin chi tiết.

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của giấy chứng nhận xuất xưởng hàng hóa?

Để xác nhận xuất xứ của hàng hóa theo hợp đồng mua bán. Điều này chứng minh được hàng hóa đó có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan hay không. Ngoài ra, C/O giúp chứng minh hàng hóa đang thực hiện xuất nhập khẩu của hai quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật đôi bên.
Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Việc xác định được xuất xứ khiến cho việc chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ giúp cho việc thống kê thương mại đối với một nước trở nên dễ dàng hơn trên cơ sở đó cơ quan thương mại sẽ duy trì hệ thống hạn ngạch.
Ngoài ra: một số mặt hàng CO sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không.

Tại sao doanh nghiệp cần giấy chứng nhận xuất xưởng?

Ngày nay, kinh tế thị trường phát triển đã kéo theo việc sản xuất các sản phẩm, hàng hóa cũng trở nên phổ biến và đa dạng. Và vấn nạn về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã trở nên phổ biến với những hình thức bao bì tinh vi hơn. Chính vì vậy, một trong những căn cứ để doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và người tiêu dùng có thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm an toàn là dựa trên giấy chứng nhận về xuất xứ và chất lượng của hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Việc được cấp giấy chứng nhận xuất xưởng cho cơ sở sản xuất còn được hưởng các chính sách ưu đãi (nếu có).
Mục đích của việc đạt được chứng nhận xuất xưởng là xác định được rõ nguồn gốc, nơi sản xuất của sản phẩm, đảm bảo tính chính hãng của hàng hóa. Từ đó giúp khẳng định được uy tín cũng như những đặc điểm, tính chất vốn có của sản phẩm, hàng hóa do công ty sản xuất, đồng thời tạo được niềm tin với khách hàng.
Giấy chứng nhận xuất xưởng giúp đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, hàng hóa sản xuất. Giấy chứng nhận xuất xưởng là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định với người tiêu dùng rằng sản phẩm chính hãng, là hàng thật, không phải hàng giả, hàng nhái, và khẳng định với khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)