Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản mới 2023

977
Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản mới 2023

Để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mua bán hàng hóa thì các bên cần lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần ghi rõ các thỏa thuận của các bên để làm căn cứ xác định nếu có tranh chấp xảy ra. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản mới, hãy tải xuống mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa dưới đây của Tìm luật nhé.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những giấy tờ quan trọng trong quan hệ mua bán hàng hóa. Để bảo đảm quyền và lợi ích của mình thì các bên tham gia mua bán hàng hóa cần nắm được quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa. Để nắm rõ hơn quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Theo Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại như sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa là 1 dạng của hợp đồng mua bán tài sản theo quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là một phần của Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định: bên bán: phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua: phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản mới 2023

Khi nào phải lập hợp đồng mua bán hàng hóa?

Thông thường các hàng hóa quan trọng, có giá trị cao và số lượng lớn thì các bên đều lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan hệ mua bán hàng hóa chỉ thỏa thuận miệng chứ không được lập thành văn bản. Vậy, khi nào phải lập hợp đồng mua bán hàng hóa? Hãy cùng chúng tôi chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Theo Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Có thể thấy, pháp luật không có quy định các trường hợp mua bán hàng hóa phải ký hợp đồng bằng văn bản. Về mặt thuế, cũng không yêu cầu phải có hợp đồng bằng văn bản mà chỉ yêu cầu phải có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ.

Vì thế, việc lập hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ do ý chí của các bên nhằm ghi nhận thỏa thuận trên giấy để hạn chế việc xảy ra tranh chấp. Hoặc nếu có tranh chấp xảy ra cũng có căn cứ để giải quyết tranh chấp, ngoài ra còn tạo điều kiện cho các cơ quan giải quyết tranh chấp giải quyết dễ dàng hơn.

Có mấy loại hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản?

Đối với các mặt hàng thông dụng, có giá trị không quá cao thì thường sử dụng các loại hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản. Hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản vẫn có những nội dung cần thiết để đảm bảo ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên. Có hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản, cụ thể là: 

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản

Khi soạn thảo hợp đồng, để tránh bị thiệt khi có tranh chấp xảy ra thì các bên cần lập hợp đồng mua bán hàng hóa một cách chặt chẽ. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản cần lưu ý một số nội dung sau đây:

Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Khi sử dụng mẫu Hợp đồng mua bán cần lưu ý lựa chọn đúng loại hợp đồng để áp dụng. Phải có đầy đủ nội dung giữa 02 bên, thỏa thuận mua, bán, giá cả, hình thức thanh toán. Tất cả nên quy định thật chi tiết để tránh những tranh chấp sau này.

Hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Các chủ thể có đủ năng lực dân sự;

– Hợp đồng mua bán những thứ pháp luật không cấm;

– Các bên tự nguyện giao kết hợp đồng…

Soạn hợp đồng mua bán cần lưu ý:

– Nội dung trong hợp đồng: Quyền và nghĩa vụ cần phải rõ ràng và đầy đủ, để tránh rủi ro về sau.

– Thời gian ký kết hợp đồng cần ghi rõ ràng, vì đó chính là thời gian xác định được hợp đồng có hiệu lực.

– Chủ thể ký kết: ghi rõ ràng đầy đủ hai bên về tổ chức hay cá nhân, để xác định danh tính của các bên.

– Chữ ký: cần phải có chữ ký rõ ràng và đóng dấu, để xác minh danh tính của người có quyền ký kết, tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu do ký kết sai thẩm quyền hay.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản mới 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu hợp đồng thuê nhà công chứng. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Mua bán hàng hóa quốc tế theo các hình thức nào?

Theo quy định Điều 27 Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hóa quốc tế, cụ thể như:
Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế
1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Theo đó, mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện thông qua các hình thức như sau:
– Xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập.
– Chuyển khẩu.

Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối hàng hóa trong nước khi nào?

Căn cứ theo quy định Điều 26 Luật Thương mại 2005 về áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước như sau:
Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước
1. Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;
b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
……

Theo đó, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối hàng hóa trong nước khi thuộc 02 trường hợp như sau:
– Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh.
– Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

5/5 - (1 bình chọn)