Download miễn phí mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả

51
Mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả

Vai trò của sản phẩm trí tuệ trong đời sống không ngừng gia tăng, đồng thời nhận thức của các tổ chức, cá nhân về việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng cao. Các chủ thể đã tích cực thực hiện các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả có nội dung như thế nào? Theo dõi bài viết sau của Tìm luật để hiểu rõ hơn nhé.

Quy định về đăng ký quyền tác giả

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội thì ngày càng chú trọng đến sự sáng tạo của con người. Một trong các quyền được chú trọng hơn cả là quyền tác giả. Khi một tác giả có sản phẩm trí tuệ của mình thì cần có biện pháp để bảo vệ. Pháp luật quy định rõ ràng về việc đăng ký quyền tác giả.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc có thể nộp đơn tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c. Tác phẩm báo chí;

d. Tác phẩm âm nhạc;

e. Tác phẩm sân khấu;

f. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; đồ họa

h. Tác phẩm nhiếp ảnh;

i. Tác phẩm kiến trúc;

k. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả

Đăng ký quyền tác giả là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả trong trường hợp có hành vi vi phạm và là cơ sở để xác định quyền tác giả. Mục đích của việc đăng ký quyền tác giả là để đảm bảo rằng người dùng tạo ra tác phẩm chống lại việc sử dụng tác phẩm đó một cách bất hợp pháp, chẳng hạn như trộm cắp, sao chép và sử dụng sai mục đích. Hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả như sau:

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm:

(1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả (như mẫu tại mục 1)

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về:

– Người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

– Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;

– Tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh;

– Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;

– Cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

(2) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

(3) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

(4) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

(5) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

(6) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả được quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). 

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan quy định như sau:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo 02 cách thức cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan:

– Trực tiếp;

– Qua dịch vụ bưu chính;

– Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

(So với hiện hành, bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính)

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).

Bước 2: Trả kết quả

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. 

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả

Mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả

Tờ khai phải có chữ ký của tác giả, người sở hữu bản quyền hoặc người được ủy quyền nộp đơn và phải bao gồm thông tin đầy đủ về người nộp đơn, tác giả và người sở hữu bản quyền. Tóm tắt nội dung tác phẩm, biểu diễn, ghi âm, phát sóng. Nếu đăng ký làm tác phẩm phái sinh thì ghi tên tác giả và tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh, và cả thời gian, địa điểm và hình thức trình bày; nghĩa vụ chịu trách nhiệm về những thông tin cung cấp trong đơn đăng ký.

Bài viết về vấn đề Mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả” đã được Tìm luật cung cấp qua thông tin phía trên đây. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là soạn thảo mẫu hợp đồng thuê nhà ngắn gọn… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như thế nào?

Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan cấp trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực tiếp tục được duy trì hiệu lực.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bao lâu?

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau:
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

5/5 - (1 bình chọn)