Giáo viên xin nghỉ việc cần thủ tục gì theo quy định 2023?

298
Giáo viên xin nghỉ việc cần thủ tục gì theo quy định 2023?

Để tránh bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định thì giáo viên muốn nghỉ việc cần tuân thủ quy trình xin thôi việc. Theo đó, giáo viên xin nghỉ việc cần nộp đơn xin nghit viẹc trong thời gian báo trước theo quy định. Vậy, giáo viên xin nghỉ việc cần thủ tục gì theo quy định 2023? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Giáo viên là những ai?

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết giáo viên là ai. Tuy nhiên để thực hiện đúng các quy định pháp luật thì ta cần hiểu rõ giáo viên được pháp luật quy định như thế nào? Từ đó có thể thực hiện các quyền và nhiệm vụ của một người giáo viên. Để hiểu rõ về giáo viên theo quy định pháp luật, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019 quy định giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…

Bên cạnh đó, Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 có quy định:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Trong đó, trường mầm non công lập trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo.

Như vậy, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.

Trường hợp nào giáo viên xin nghỉ việc?

Để tránh nghỉ việc trái quy định thì giáo viên cần phải nắm được trường hợp nào được xin nghỉ việc. Ngoài việc bị trường mầm non chấm dứt hợp đồng lao động thì giáo viên cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với trường mầm non trong các trường hợp được quy định. Vậy, trường hợp nào giáo viên xin nghỉ việc? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

(1) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

(2) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

(3) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

(4) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

(5) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

(6) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày;

Trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

Giáo viên xin nghỉ việc cần thủ tục gì theo quy định 2023?

Muốn nghỉ việc giáo viên phải báo trước bao nhiêu ngày?

Giáo viên đang làm việc theo hợp đồng làm việc tại các trường mầm non công lập là viên chức. Do đó, giáo viên có dự định nghỉ việc cần phải nắm được quy định về xin nghỉ việc của viên chức. Trong đó, cần đảm bảo thời gian báo trước để có thể nghỉ việc đúng quy định. Vậy, muốn nghỉ việc giáo viên phải báo trước bao nhiêu ngày? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Viên chức được tuyển dụng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo 02 loại hợp đồng làm việc: Hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng làm việc xác định thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức năm 2019.

Theo đó, Luật viên chức hiện hành quy định viên chức vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Một trong số đó là yêu cầu về thời gian phải báo trước khi muốn nghỉ việc, cụ thể:

Ít nhất 45 ngày: Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

Ít nhất 30 ngày: Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có hoàn cảnh của bản thân hoặc gia đình thật sự khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc.

Ít nhất 03 ngày:

– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục;

– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn:

  • Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
  • Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
  • Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
  • Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
  • Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

Như vậy, tùy vào từng loại hợp đồng làm việc cũng như từng trường hợp cụ thể, giáo viên khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về thời gian cần báo trước nêu trên.

Giáo viên xin nghỉ việc cần thủ tục gì?

Để nghỉ việc đúng quy trình pháp luật và hưởng các chế độ thôi việc thì giáo viên xin nghỉ việc cần nắm được thủ tục thực hiện. Việc giải quyết thôi việc cho giáo viên có nhu cầu xin nghỉ được thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định. Dưới đây là các bước thực hiện thủ tục giáo viên xin nghỉ việc, bạn có thể tham khảo.

Giáo viên khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc phải đảm bảo thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP:

Bước 1: Giáo viên thông báo bằng văn bản gửi cho hiệu trưởng trường mầm non công lập biết theo thời gian báo trước nêu ở trên;

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của giáo viên, hiệu trưởng trường mầm non công lập:

– Đồng ý: Giải quyết chế độ thôi việc cho giáo viên;

– Không đồng ý: Trả lời giáo viên bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao. Trong đó, các lý do chưa giải quyết cho giáo viên thôi việc có thể kể đến như: Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế…

Lưu ý: Nếu giáo viên đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm về thời gian báo trước thì không được hưởng trợ cấp thôi việc. Đồng thời, nếu được cử đi đào tạo thì phải đền bù chi phí đào tạo.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Giáo viên xin nghỉ việc cần thủ tục gì theo quy định 2023?” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn ly hôn thuận tình viết sẵn. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào giáo viên chưa được giải quyết thôi việc?

Tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
– Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;
– Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
– Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.

Chế độ thôi việc của giáo viên như thế nào?

Tại Điều 45 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019 quy định về chế độ thôi việc của viên chức như sau:
– Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức;
+ Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
+ Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo Mục 1, trừ trường hợp sau:.
++ Bị buộc thôi việc;
++ Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại Mục 1, Mục 3;
++ Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019.

5/5 - (1 bình chọn)