Hộ chiếu có cần hợp pháp hóa lãnh sự không?

158
Hộ chiếu có cần hợp pháp hóa lãnh sự không?

Hộ chiếu là tấm vé được coi là thẻ căn cước công dân ở nước ngoài để có thể đi lại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Hộ chiếu cũng có giá trị như chứng minh nhân dân quốc tế. Vì vậy, để đi nước ngoài, giấy tờ cần thiết chính là hộ chiếu. Nhiều người thắc mắc hộ chiếu có cần hợp pháp hóa lãnh sự hay không? Câu trả lời có ngay trong bài viết này “Hộ chiếu có cần hợp pháp hóa lãnh sự không?” nên đừng bỏ lỡ nhé!

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Do nhu cầu đi du học và lao động nước ngoài ngày càng tăng cao nên việc hợp pháp hoá lãnh sự đã trở thành một biểu hiện quen thuộc đối với người dân Việt Nam…Khi thực hiện xong thủ tục này, bạn sẽ không còn bỡ ngỡ nữa. Mặt khác, nếu đây là lần đầu tiên bạn tiếp xúc và chưa nắm rõ về quy định hợp pháp hóa lãnh sự thì hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu đầy đủ thông tin.

Chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng khái niệm Thế nào là Hợp pháp hóa lãnh sự để nắm rõ được nội dung của các quy định pháp luật. Hiểu được khái niệm đó thì chúng ta có thể biết được những tài liệu nào thì cần hợp pháp hóa lãnh sự và sẽ trả lời được câu hỏi đã được nêu.

Theo quy đinh của pháp luật Việt Nam (Khoản 2 Điều 2  Nghị định 111/2011/NĐ-CP) quy định: Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam

Mục đích chính của việc chứng nhận lãnh sự hay hợp pháp hóa lãnh sự là xác nhận giá trị của một bản do Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, để kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản và thẩm quyền của người ký văn bản đó

Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

  1. “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
  2. “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Hộ chiếu có cần hợp pháp hóa lãnh sự không?

Không cần phải có bản gốc hộ chiếu để hợp pháp hóa lãnh sự tại lãnh sự quán. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng điều này chỉ áp dụng cho các thủ tục chứng thực bản sáo từ bản chính. Tùy thuộc vào các bước cụ thể của bạn, hộ chiếu của bạn có thể cần được lãnh sự quán hợp pháp hóa.

Vậy như đã nêu trên, nếu hiểu theo cách thông thường thì hộ chiếu nước ngoài sẽ phải hợp pháp hoá lãnh sự để dược sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của điều 6 thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp hộ chiếu như sau:

Giấy tờ tùy thân do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như: hộ chiếu, thẻ căn cước hoặc các giấy tờ khác như thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này thì cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Hộ chiếu có cần hợp pháp hóa lãnh sự không?

Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự hộ chiếu

Những trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự hộ chiếu cũng tuân thủ theo nguyên tắc chung, cụ thể như sau:

  • Hộ chiếu được miễn chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự (CNLS/HPHLS) theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Hộ chiếu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
  • Hộ chiếu được miễn CNLS/HPHLS theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Hộ chiếu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải CNLS/HPHLS phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Lệ phí để hợp pháp hóa lãnh sự hộ chiếu

Việc hợp pháp hóa lãnh sự hộ chiếu ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù theo pháp luật Việt Nam có những trường hợp không cần hộ chiếu phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự nhưng vẫn có một số trường hợp cần thiết. Việc thực hiện các thủ tục này là điều đương nhiên vì vậy cần phải lưu ý chi phí nhé!

Trong trường hợp bạn phải tiến hành thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hộ chiếu thì cần lưu ý về chi phí để thực hiện. Cụ thể mức lệ phí để hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định hiện hành là 30.000 đồng/lần.

Bên cạnh lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự hộ chiếu tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì để sử dụng hộ chiếu hợp pháp tại Việt Nam/nước ngoài bạn cần bỏ thêm chi phí hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của quốc gia sở tại.

Những giấy tờ được miễn lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

  • Phục vụ trực tiếp cho hoạt động của cơ quan nhà nước Việt Nam(Đảng/Quốc hội/Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ);
  • Miễn thu lệ phí theo điều ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã tham gia, ký kết;
  • Theo thỏa thuận có quy định miễn lệ phí HPHLS;
  • Miễn lệ phí HPHLS của cá nhân/tổ chức nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao “có đi có lại” và các trường hợp đối ngoại khác theo quyết định của Bộ Ngoại giao.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hộ chiếu có cần hợp pháp hóa lãnh sự không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như download mẫu đơn ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam?

Theo Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam
Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.
Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.”
Như vậy, các cơ quan nêu trên có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam.

Các giấy tờ, tài liệu nào được miễn chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự như sau:
“Điều 10. Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.”
Theo đó, các giấy tờ và tài liệu nêu trên không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

5/5 - (1 bình chọn)