Hướng dẫn cách tính thời gian tước giấy phép lái xe

81
cách tính thời gian tước giấy phép lái xe

Khi lái xe, việc tuân thủ luật giao thông và đảm bảo an toàn là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể vi phạm luật giao thông và phải đối mặt với việc tước giấy phép lái xe. Thời gian tước giấy giấy phép lái xe là quy định về khoảng thời gian không được phép lái xe sau khi vi phạm. Trong bài viết dưới đây, Tìm luật sẽ “Hướng dẫn cách tính thời gian tước giấy phép lái xe” giúp bạn hiểu rõ hơn về quy tắc này và tránh vi phạm khi tham gia giao thông.

Hướng dẫn cách tính thời gian tước giấy phép lái xe

Cách tính thời gian tước giấy phép lái xe

Trong một số trường hợp, nếu vi phạm quy tắc giao thông, người lái xe có thể bị tước giấy phép lái xe. Thời gian tước giấy phép lái xe có thể tùy thuộc vào mức độ vi phạm và quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về cách tính thời gian tước giấy phép lái xe và các quy định liên quan, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

“2. Trường hợp một cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần thì bị xử phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm, nếu hành vi vi phạm đó có quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chỉ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 lần với thời hạn tước là mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.

3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.”

Như vậy, thời gian tước giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe đến khi người vi phạm được trả lại giấy phép. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe được xác định như sau:

– Nếu tại thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ giấy phép lái xe thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành.

– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép lái xe, thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Đồng thời tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tước giấy phép lái xe là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ.

– Nếu trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần có quy định tước giấy phép lái xe thì bị tước quyền sử dụng giấy phép 01 lần với thời hạn tước là mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.

Hướng dẫn cách tính thời gian tước giấy phép lái xe

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe là một vấn đề quan trọng và quyết định việc người lái xe không được sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian nào. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tính thời gian bắt đầu tước giấy phép lái xe và những quy định liên quan đến việc này.

Mời bạn xem thêm bài viết: tra cứu giấy phép lái xe theo cccd được luật sư, luật gia, chuyên viên tư vấn cập nhật mới hiện nay.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

“1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.”

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 1 Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1, Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký; trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác”

Theo đó; khi bị lập biên bản xử phạt hành chính thì trong thời hạn 7 ngày; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ ra quyết định xử phạt hành chính. Hoặc trong vòng 30 ngày nếu có tình tiết phức tạp. Và quyết định hành chính sẽ có hiệu lực kể từ ngày kí.

Mặt khác, theo quy định theo Khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm.

Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;” 

Như vậy thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe được xác định cụ thể như sau:

– Nếu trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt; mà CSGT đã tạm giữ được giấy phép lái xe; thì thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.

– Nếu trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt; mà CSGT chưa tạm giữ được giấy phép lái xe; thì thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm bạn xuất trình GPLX cho người có thẩm quyền tạm giữ.

Vấn đề “Hướng dẫn cách tính thời gian tước giấy phép lái xe” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tước giấy phép lái xe tính từ khi nào?

Theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe được xác định như sau:
– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.
– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước Giấy phép lái xe là thời điểm xuất trình Giấy phép lái xe cho người có thẩm quyền tạm giữ.

Ai có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe lần đầu?

Căn cứ theo Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT; điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT quy định về cấp mới giấy phép lái xe như sau:
Cấp mới giấy phép lái xe
1. Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe.
2. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.
Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
Thông qua căn cứ trên, người có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe lần đầu cho người trúng tuyển là Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải .

5/5 - (1 bình chọn)