Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe A1 theo CMND

796
Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe A1 theo CMND

Để tra cứu giấy phép lái xe A1 theo CMND khá là đơn giản bởi vì chứng minh nhân dân đây được xem là loại giấy tờ tuỳ thân của mỗi người công dân và lúc nào cũng phải đem bên người nhằm xác nhận thân phận. Chính vì vậy chứng minh nhân dân loại giấy tờ rất quan trọng nó có liên quan đến mọi giao dịch của mỗi cá nhân chúng ta. Tất cả những giấy tờ xoay quanh chúng ta đều có thông tin về CMND. Vì lẽ đó mà, có thể căn cứ vào số CMND để tra cứu giấy phép lái xe A1 là không hề phức tạp. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tra cứu giấy phép lái xe A1 theo CMND” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

Khái niệm về giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe, đây là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể nhằm cho phép người đó được vận hành, lưu thông các loại xe tương ứng với phương tiện mình đang có. Đây là giấy phép bắt buộc với những người tham gia giao thông bằng xe cơ giới như: xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc 1 số loại xe khác trên đường công cộng.

Phân loại những bằng giấy phép lái xe

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 15.4.2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hiện nay hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có các loại bằng lái xe sau: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, F

Trong đó A1, A2, A3, A4 là GPLX điều khiển các loại xe mô tô xe ba bánh, không có thời hạn thời gian.

Hạng A4, B1, B2 là GPLX điều khiển các loại máy kéo, ô tô tải có thời hạn đến 10 năm kể từ ngày được cấp bằng.

Hạng C, D, E, F là các loại GPLX điều khiển các loại xe tải, ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp bằng.

Tra cứu giấy phép lái xe A1 theo CMND

Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe A1 theo CMND
Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe A1 theo CMND

Tra cứu giấy phép lái xe trên trang thông tin giấy phép lái xe

Hiện nay sự phát triển của công nghệ giúp chúng ta tra cứu giấy phép lái xe theo CMND một cách dễ dàng và chính xác. Điều kiện để tra cứu giấy phép lái xe qua CMND là thông tin được chuẩn bị phải trùng khớp với thông tin trên chứng minh nhân dân.

Khi đã đầy đủ thông tin cá nhân, bạn có thể tra cứu bằng lái xe theo CMND qua các bước sau

Đây là cách tra cứu giấy phép lái xe theo CMND nhưng phải dựa vào cơ sở dữ liệu của Tổng Cục đường bộ Việt Nam, nơi đây chính là kho dữ liệu về giấy phép lái xe của cả nước. Các thông tin trên trang này hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tra cứu trên trang web này.

Việc tra cứu giấy phép lái xe theo CMND và theo tên sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào website của Trang thông tin giấy phép lái xe của Tổng Cục đường bộ Việt Nam.

Bước 2: Nhập các thông tin cần thiết để tiến hành tra cứu giấy phép lái xe theo CMND. 

Thực hiện nhập số giấy phép lái xe vào ô trống bên tay phải, loại GPLX, ngày tháng năm sinh và mã bảo vệ theo đúng yêu cầu phía trên 

– Chọn loại bằng lái xe ở ô màu đỏ đầu tiên:

  • Chọn GPLX PET có thời hạn nếu GPLX của bạn hạng A1, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE
  • Chọn GPLX PETkhông thời hạn nếu GPLX của bạn hạng A1, A2, A3
  • Chọn GPLX cũ nếu GPLX của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ làm bằng bìa ép nhựa bên ngoài.

– Nhập ngày tháng năm sinh:

  • Đối với GPLX PET bạn nhập ngày tháng năm sinh theo cú pháp yyyymmdd có nghĩa là năm, tháng, ngày viết liền nhau.
  • Đối với GPLX cũ bạn chỉ cần nhập vào năm sinh.

– Nhập mã bảo vệ gồm 6 ký tự ở bên cạnh.

Bước 3: Sau khi nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, bạn ấn “Tra cứu” thông tin giấy phép lái xe của bạn sẽ hiển thị xuống phía dưới.

  • Kết quả trả về thông tin đúng với những thông tin trên GPLX của bạn thì giấy phép lái xe của bạn là thật.
  • Nếu kết quả trả về là “Không tìm thấy GPLX đã nhập” thì bạn có thể đã nhập sai thông tin của GPLX, bạn cần xem và chỉnh sửa lại cho đúng và tiếp tục tra cứu.
  • Nếu kết quả trả về là “Không có dữ liệu” thì GPLX đó là giả

Chú ý: Thông tin chuẩn bị phải trùng khớp với thông tin trên giấy phép lái xe của bạn.

Tra cứu giấy phép lái xe thông qua tin nhắn SMS

Cách tra cứu giấy phép lái xe qua tin nhắn SMS giúp cung cấp thông tin về giấy phép lái xe một cách nhanh chóng, chính xác trong trường hợp bạn không thể vào mạng mà muốn kiểm tra thông tin GPLX cũng như xác minh bằng thật bằng giả nhanh chóng. Tra cứu giấy phép lái xe qua SMS cụ thể như sau:

TC [dấu cách] [Số GPLX] gửi 0936.083.578 hoặc 0936.081.778

Phí tin nhắn từ 500 đến 2000 đồng.

Sau khi nhận được tin nhắn, hệ thống tra cứu sẽ tự động trả về kết quả liên quan đến GPLX  của người tra cứu bao gồm: hạng lái xe, số se-ri, ngày hết hạn, trạng thái vi phạm (nếu có).

Chú ý: Hình thức tra cứu GPLX bằng SMS chỉ áp dụng cho loại thẻ PET mới.

Mức phạt đối với lỗi hành vi không có bằng xe A1

– Trường hợp không có Giấy đăng ký xe, phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe.

Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ/CP (sửa đổi bởi điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Trường hợp không mang theo giấy đăng ký xe, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. 

Theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Ngoài ra, áp dụng xử phạt bổ sung đối với các hành vi sau: 

Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Theo điểm đ khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Những lưu ý khi tra cứu giấy phép lái xe theo CMND

Đối với giấy phép lái xe được cấp từ năm 1990 đến 1995, đây là những bằng lái đã được cấp lâu do đó thông tin chưa thể cập nhật được. Với những trường hợp này, bạn cần phải đem theo hồ sơ gốc và GPLX đến sở GTVT để được hỗ trợ đổi sang PET mới. 

Đối với GPLX hạng A2 được cấp từ năm 1995 đến năm 1999, khi tra thông tin GPLX mà chưa thấy được cập nhật trên trang thông tin của Bộ giao thông vận tải đồng thời không có hồ sơ gốc thì khi đổi lại mặc định sẽ thành bằng lái xe hạng A1. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tra cứu giấy phép lái xe A1 theo CMND”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe theo cccd …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Không có bằng lái xe máy thì bị phạt bao nhiêu tiền nếu bị bắt?

Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
Như vậy, khi tham gia giao thông không có bằng lái xe máy (xe máy dưới 175 CC) nếu bị kiểm tra phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Lý do vì sao phải tra cứu giấy phép lái xe?

Giấy phép lái xe phải được cơ quan thuộc bộ giao thông vận tải cấp đối với những cá nhân đã thi sát hạch lái xe. Nó là bằng chứng chứng minh bạn đủ điều kiện điều khiển xe cơ giới.
Tuy nhiên có rất nhiều đối tượng lưu manh làm giả loại giấy tờ này. Nhất là các loại tội phạm, những người có mưu đồ xấu hoặc kiếm lời bất chính.
Vì vậy để giảm tình trạng này cần có biện pháp chứng thực GPLX. Qua đó sẽ biết bằng lái xe đó có phải bằng thật, đã qua bài sát hạch hay không.
Trong thời đại công nghệ 4.0 thì thông tin về GPLX đều được đồng bộ lên website. Việc kiểm tra từ đó sẽ trở nên thuận tiện thông qua số CMND.
Bộ giao thông vận tải sẽ quản lý và lưu trữ các thông tin đó. Người dùng chỉ cần một vài click là có thể biết chính xác.

5/5 - (1 bình chọn)