Hướng dẫn viết mẫu đơn ly hôn có chữ ký 2 bên

380
Hướng dẫn viết mẫu đơn ly hôn có chữ ký 2 bên

Khi kết hôn, mỗi chúng ta luôn mong muốn có một cuộc hôn nhân thực sự hạnh phúc và viên mãn. Tuy nhiên, không ít cặp vợ chồng phải chấp nhận ly hôn vì áp lực tài chính, lối sống, tính cách, trình độ, con cá. Ly hôn là một trong những quyết định khó khăn nhất đối với một cặp vợ chồng. Nếu một cặp vợ chồng quyết định ly hôn, bước đầu tiên để tiến hành thủ tục ly hôn là lập một mẫu đơn ly hôn có chữ ký của cả hai bên. Vậy Ly hôn có chữ ký 2 bên là thủ tục ly hôn gì? Mẫu đơn ly hôn có chữ ký 2 bên như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Tìm Luật để hiểu rõ hơn nhé

Ly hôn có chữ ký 2 bên là thủ tục ly hôn gì?

Hiện nay, theo quy định pháp luật thì có hai thủ tục ly hôn đó là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Theo đó có thể hiểu ly hôn có chữ ký 2 bên chính là thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Như vậy, nếu hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của con, hai vợ chồng cùng đồng ý ký vào đơn thì sẽ được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn

 Có những trường hợp ly hôn nào?

Có những trường hợp ly hôn như sau:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi  bạo lực gia đình hoặc có vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Hướng dẫn viết mẫu đơn ly hôn có chữ ký 2 bên

Mẫu đơn ly hôn có chữ ký 2 bên

Nếu hai bên quyết định ly hôn thì đơn ly hôn có chữ ký của hai bên sẽ là thuận tình ly hôn. Nó được viết và ký bởi cả hai vợ chồng. Đây là bước đầu tiên trong quá trình ly hôn. Đơn ly hôn có chữ ký của hai bên kèm theo đó là chi tiết thông tin cá nhân, tài sản, con chung (nếu có) của các bên. Nó cũng bao gồm thông tin về việc phân chia tài sản và trách nhiệm cấp dưỡng con cái được cả hai bên đồng ý.

Hướng dẫn viết mẫu đơn ly hôn có chữ ký 2 bên

– Về tên đơn: Trường hợp Khách hàng chỉ yêu cầu ly hôn mà không yêu cầu giải quyết về mặt tài sản, con cái thì chỉ cần để tên “Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn”, ngược lại, nếu có các yêu cầu khác như vấn đề nuôi con, chia tài sản thì đơn ly hôn có thể đặt “Đơn yêu cầu công nhận Thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và chia tài sản”.

– Kính gửi: Người viết đơn cần ghi rõ tên Tòa án có thẩm quyền nhận đơn như Ví dụ Tòa Án nhân dân Quận Đống Đa…Trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố là cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

– Về thông tin cá nhân của vợ, chồng: Thông tin này bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CCCD, địa chỉ, số điện thoại của mỗi người. Các thông tin này cần phải thật rõ ràng, chính xác để trong quá trình tiếp nhận, xử lý Toà còn thông báo với vợ, chồng.

– Nội dung đơn: Ghi rõ thông tin thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này thể hiện tình trạng quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn và những nguyên nhân của mâu thuẫn…..Chúng tôi làm đơn này đề nghị Tòa án nhân dân giải quyết việc ly hôn thuận tình, chấm dứt tình trạng hôn nhân. Chúng tôi đã thỏa thuận với nhau các vấn đề như:

+ Về con chung: Hiện nay anh chị đã có con chung với nhau hay chưa, nếu có thì ghi rõ số con, tên tuổi, năm sinh và giới tính của con và thỏa thuận về vấn đề ai sẽ là người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng.

+ Về tài sản chung: Liệt kê tài sản chung của hai vợ chồng và việc thỏa thuận phân chia tài sản.

+ Về phần vay nợ chung :

 Nếu không có nợ chung sẽ ghi vào trong đơn là “Không có”,  Nếu có nợ chung thì cần thống kê đầy đủ, chi tiết số nợ chung cụ thể, thời gian trả, người cho vay, tên tài sản,…Thỏa thuận người trả nợ.

Sau khi xem xét lại toàn bộ nội dung đơn, vợ chồng cần thống nhất nội dung đơn và ký tên mình vào đơn đề nghị ly hôn thuận tình.

Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn viết mẫu đơn ly hôn có chữ ký 2 bên” mà chúng tôi đã thông tin đến cho bạn đọc. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác như các thông tin pháp lý như đơn thuận tình ly hôn mới nhất, các mẫu đơn pháp luật, … Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ có ích cho bạn đọc. Hãy theo dõi Tìm luật để tìm hiểu nhiều thông tin pháp lý hay nhé.

Câu hỏi thường gặp

Ly hôn thuận tình cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Hồ sơ ly hôn thuận tình cần giấy tờ sau:
Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có xác nhận của phường xã.
Bản sao công chứng CMTND/CCCD còn hiệu lực.
Bản sao công chứng hộ khẩu của vợ chồng.
Giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng.
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi.

Ly hôn thuận tình lên tòa mấy lần?

Ly hôn thuận tình là thủ tục yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn ( Do đó thủ tục ly hôn thuận tình có những điểm nổi bật sau:
Giải quyết ly hôn thuận tình Tòa án sẽ không cần mở phiên Tòa, quy trình thủ tục ly hôn thuận tình cũng không bao gồm các bước yêu cầu người ly hôn đến Tòa án để tiếp cận và công khai chứng cứ như thủ tục khởi kiện dân sự khác.
Quy trình ly hôn thuận tình ưu tiên hòa giải qua các Trung tâm hòa giải tại Tòa án trước khi đưa ra xem xét giải quyết nhằm giúp các bên hóa giải mâu thuẫn, và khuyến khích các bên gìn giữ cuộc sống hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình được Tòa án giải quyết bởi một quyết định có hiệu lực luôn sau khi ban hành và không thể kháng cáo.
Như vậy trong toàn bộ quy trình xem xét cho ly hôn thuận tình Tòa án thì vợ chồng người yêu cầu ly hôn chỉ phải đến Tòa án từ 2-3 lần để xác nhận lại việc đồng thuận ly hôn trong bản khai trước Tòa án.

5/5 - (2 bình chọn)