Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân quy định

215
Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân quy định

Mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân bản chất của nó là văn bản thỏa thuận giữa các bên (bên thuê và bên cho thuê), dựa vào đó bên cho thuê sẽ giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định do 2 bên tự thỏa thuận và dĩ nhiên bên thuê phải trả tiền thuê nhà theo mức giá các bên đã thương lượng. Ở thời điểm hiện nay có nhiều mẫu hợp đồng thuê nhà cá nhân đã được soạn sẵn rất tiện lợi và dựa theo đúng với quy định pháp luật. Mẫu hợp đồng có sẵn tuy rất tiện lợi nhưng khi sử dụng mẫu hợp đồng thuê nhà có sẵn này, người soạn thảo hợp đồng thuê nhà bắt buộc phải hiểu rõ những ưu nhược điểm của từng điều khoản thỏa thuận được ghi trên hợp đồng. Bên cạnh đó, trong mẫu hợp đồng cũng sẽ cần nêu rõ các nghĩa vụ của chủ nhà đối với người thuê điều này nhằm tránh việc lợi dụng sơ hở để trục lợi, không bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi đơn phương chấp dứt hợp đồng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014

Khái niệm về hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà là văn bản thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê, theo đó bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định và bên thuê phải trả tiền thuê nhà theo mức giá các bên đã thương lượng.

Mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân

Mẫu hợp đồng thuê nhà

Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ

Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân

Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân quy định
Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân quy định

Theo quy định tại Điều 121 Luật nhà ở 2014, Hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây:

“Điều 121. Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

7. Cam kết của các bên;

8. Các thỏa thuận khác;

9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.”

Từ điều luật trên có thể thấy rằng bởi nhu cầu thuê nhà và cho thuê nhà của các bên rất đa dạng và phong phú: thuê nhà để ở, thuê nhà để làm nơi kinh doanh, làm trụ sở, thuê nhà trọ,…. nên với mỗi cá nhân, tổ chức tham gia giao kết hợp đồng thuê nhà lại có những quy định riêng, khác biệt.

Những lưu ý đối với hợp đồng thuê nhà

– Nắm rõ thông tin của chủ nhà, tránh bị lừa ký hợp đồng, chuyển cọc rồi mới biết mình không thuê nhà của chính chủ, vì thế, không bảo đảm quyền lợi hoặc bên nhận cọc xong thì “cao chạy xa bay”;- Đọc thật kỹ hợp đồng nhất là những điều khoản liên quan đến:

+ Thời hạn cho thuê là bao lâu

+ Ngày bắt đầu và ngày hết hạn thuê nhà

+ Chủ cho thuê có ý định tiếp tục cho thuê nhà khi hết hạn hợp đồng hay không

+ Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng không

+ Phải đặt cọc bao nhiêu và điền kiện để nhận lại cọc sau khi thanh lý hợp đồng…

– Căn nhà có đang thế chấp hay không: Nhà đang thế chấp có thể vẫn được cho thuê nhưng bên cho thuê phải thông báo cho bên thuê về tình trạng căn nhà đang được thế chấp..

Những đối tượng phải ký tên trên hợp đồng nhà ở

Với các trường hợp bên thuê là pháp nhân thì người được ủy quyền của Giám đốc hoặc Giám đốc có quyền thay mặt công ty ký kết hợp đồng thuê nhà. Trường hợp các bên là cá nhân thì yêu cầu chữ ký cần có như sau:

– Đối với bên thuê nhà: Chỉ cần một người vợ hoặc chồng thay mặt đứng ra ký kết.

– Đối với bên cho thuê nhà: Nếu bên thuê nhà là cá nhân thì phải có đủ chữ ký của vợ và chồng. Nếu căn nhà thuộc sở hữu chung của hộ gia đình thì phải có đủ chữ ký của những người trong sổ hộ khẩu đã trên 18 tuổi.

– Đối với bên thuê nhà và cho thuê nhà được cá nhân ủy quyền thì việc ủy quyền phải được công chứng, chứng thực đúng theo quy định hiện hành.

Quy định về giá thuê và phương thức thanh toán hợp đồng thuê nhà ở cá nhân

Đối với giá thuê

Đặc biệt, người đi thuê cần chú ý đối với giá điện, nước khi đi thuê nhà tại Thông tư số 25/2018/TT-BCT. Cụ thể:

– Nếu thuê nhà có hợp đồng thuê từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện

– Nếu thuê nhà có hợp đồng thuê dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc: Từ 101 – 200kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

– Tiền đặt cọc thuê nhà: Đây là một điều khoản rất quan trọng trong khi soạn thảo Hợp đồng thuê nhà. Theo đó, phải ghi chi tiết về mức đặt cọc thuê nhà là bao nhiêu và điều kiện để nhận lại cọc sau khi thanh lý hợp đồng.

Phương thức thanh toán

Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, có thể thanh toán theo tháng hoặc theo năm hoặc theo nửa năm một lần. Ngoài ra, cũng nên ấn định rõ thời gian sẽ thanh toán tiền thuê nhà.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu hợp đồng cho thuê nhà … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, trường hợp cho thuê nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Quy định này áp dụng cả với những hợp đồng thuê nhà dài hạn, có nghĩa là hợp đồng thuê nhà dài hạn không cần công chứng, chứng thực.

Bên cho thuê nhà sẽ cần phải nộp những loại thuế gì?

Theo quy định, cá nhân sẽ phải nộp thuế từ việc cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi…..Như vậy, thu nhập từ việc cho thuê nhà thuộc trường hợp phải nộp thuế. Chi tiết cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Nếu chủ nhà có doanh thu từ việc cho thuê nhà trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống không thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài.
Trường hợp 2: Chủ nhà có doanh thu từ việc cho thuê nhà trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch sẽ thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lên phí môn bài.

Nếu như một trong hai bên chấm dứt hợp đồng trước có bị coi là vi phạm hay không?

Đây là một điều khoản vô cùng quan trọng đối với một hợp đồng thuê nhà. Theo đó, khi một bên có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng cần phải có quy định về:
– Thời gian thông báo cho bên còn lại về việc chấm dứt hợp đồng
– Mức phạt khi một bên có ý định phá vỡ hợp đồng
– Chi phí bồi thường hoặc chi phí phát sinh theo thỏa thuận nếu hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng trước hạn
– Hoàn trả lại số tiền thuê (nếu có).

5/5 - (1 bình chọn)