Khi nào được nhận tiền thai sản theo quy định mới 2023?

78
Khi nào được nhận tiền thai sản theo quy định mới 2023?

Khi sinh con, nguồn thu nhập có thể bị hao hụt nhưng chi phí sinh con, nuôi con lại tốn kém chính vì vậy người lao động rất mong chờ vào khoản tiền thai sản. Do đó, người lao động rất quan tâm đến việc khi nào được nhận tiền thai sản? Vậy, theo quy định hiện nay thì bao lâu mới nhận được tiền thai sản? Hãy tìm hiểu về vấn đề này cùng Tìm luật qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Người lao động được nghỉ thai sản bao lâu?

Người lao động sẽ được nghỉ thai sản trong một khảng thời gian quy định khi sinh con. Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định khi sinh con, người lao động sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản với thời gian nghỉ như sau:

– Lao động nữ nghỉ thai sản trong 06 tháng (tính cả thời gian nghỉ trước và sau sinh, thời gian nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng). Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi được nghỉ thêm 01 tháng/con.

– Lao động nam nghỉ thai sản khi vợ sinh con trong khoảng 05 đến 14 ngày làm việc.

Cụ thể:

  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con, chồng được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
  • Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: Chồng được nghỉ 07 ngày làm việc.
  • Trường hợp còn lại: Chồng được nghỉ 05 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ kể trên được tính trong thời gian là 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Khi nào được nhận tiền thai sản?

Khi sinh con sẽ tốn rất nhiều khoản chi phí, trong khi lại không có thu nhập. Chính vì vậy, người lao động rất mong chờ về thời gian được nhận tiền thai sản. Căn cứ vào Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 việc giải quyết hưởng chế độ thai sản được tiến hành như sau:

– Sau khi trở lại làm việc, trong thời hạn 45 ngày, người nghỉ thai sản nộp hồ sơ cho người lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày.

Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm:

– Phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

– Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động số tiền được hưởng chế độ thai sản.

Khi nào được nhận tiền thai sản theo quy định mới 2023?

Quá thời hạn mới làm thủ tục nhận tiền thai sản có sao không?

Pháp luật hiện hành chỉ đặt ra thời hạn làm thủ tục nhận tiền thai sản đối với trường hợp người lao động quay trở lại công ty làm việc. Trường hợp đã nghỉ làm trước khi sinh con thì sẽ không cần phải lo lắng, dù nộp sau sinh bao lâu vẫn được nhận tiền chế độ thai sản.

Riêng trường hợp đi làm công ty mà nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn hơn 45 ngày thì phải có văn bản giải trình kèm theo để cơ quan BHXH xem xét lý do và thanh toán tiền chế độ.

Trường hợp chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản do lỗi của người sử dụng lao động mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường cho người đó. Ngoài việc phải bồi thường, còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ thai sản đúng thời hạn quy định.

Mức phạt đặt ra với hành vi này là từ 02 – 04 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng số tiền phạt tối đa sẽ không quá 75 triệu đồng (theo điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Chậm nhận được tiền thai sản thì khiếu nại ở đâu?

Khi chậm nhận được tiền thai sản, có thể liên hệ trực tiếp với công ty hoặc cơ quan BHXH quận/huyện nơi công ty, cơ quan đóng bảo hiểm cho nhân viên để được giải đáp về lý do.

Nếu lý do không thỏa đáng, người lao động có thể tiến hành khiếu nại hành vi vi phạm của công ty, cơ quan. Trình tự thủ tục khiếu nại được quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:

a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;

b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Như vậy, người lao động có thể khiếu nại hành vi của công ty và đề nghị công ty giải trình bằng văn bản về việc không nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản của mình. Trường hợp công ty không giải quyết rõ ràng, người lao động có thể khiếu nại đến thanh tra bảo hiểm tại Sở lao động Thương binh và xã hội cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý để được bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Khi nào được nhận tiền thai sản theo quy định mới 2023?” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Ai được hưởng chế độ thai sản?

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con?

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
* Đối với lao động nữ sinh con:
– Lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
* Đối với lao động nam thì đảm bảo điều kiện là phải đang đóng BHXH và có vợ sinh con.

5/5 - (1 bình chọn)