Án phí dân sự được xem như khoản tiền mà đương sự trong vụ án họ phải có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của Tòa án. Công tác xét xử, thi hành án trong những năm qua đã phản ánh được vụ việc cho thấy có nhiều trường hợp kiện là vô căn cứ. Trong khá nhiều vụ việc dân sự, nguyên đơn họ được triệu tập nhiều lần để có thể hoà giải hay cũng có thể cung cấp thông tin nhưng nếu như vắng mặt không có lý do chính đáng nào thì Toà án sẽ phải ra quyết định tạm hoãn vụ án đó, điều này dẫn đến việc thi hành của một số vụ án dân sự về khoản tiền phạt hay bồi thường thiệt hại gặp khó khăn, gây ra những chi phí tổn không cần thiết.
Chính vì vậy, nếu có một chế độ án phí hợp lý thì tình hình trên sẽ được hạn chế hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Không nộp án phí dân sự có sao không“ có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Khái niệm về án phí
Án phí không chỉ có ý nghĩa bảo vệ giúp có thể bảo về cho lợi ích của Nhà nước mà còn cả lợi ích của người dân – xã hội nói chung, việc có án phí vừa đóng vai trò trong việc hỗ trợ cho Nhà nước trong việc trang trải những chí phí tố tụng, có thể giúp người dân tự ý thức hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của chính mình, cũng như có thể hạn chế những sự kiện không đáng đưa đến Tòa án mà vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết.
Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án; mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Các loại án phí hiện nay:
Án phí được chia làm nhiều loại như:
+ Án phí hình sự;
+ Án phí dân sự;
+ Án phí kinh tế;
+ An phí lao động;
+ Án phí hành chính và các loại án phí khác.
Đối với án dân sự, án kinh tế; tuỳ từng vụ án; theo yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp án phí.
Đối với án hình sự, người bị kết án phải nộp án phí sơ thẩm. Nếu toà án tuyên bị cáo không phạm tội; thì người bị hại đã khởi kiện phải nộp án phí. Trường hợp kháng cáo; thì bị cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp án phí phúc thẩm; nếu toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án, quyết định sơ thẩm đối với bị cáo, kháng cáo. Người bị hại phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu Của người bị hại và toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm, tuyên bị Cáo không phạm tội.
Không nộp án phí dân sự có sao không?

Án phí được xem như nghĩa vụ phải nộp của đương sự khi nhờ đến cơ quan tố tụng để có thể yêu cầu, đề nghị giải quyết những tranh chấp giải quyết trong từng vụ việc cụ thể. Trong quá trình giải quyết vụ án đó đương sự sẽ được tòa án thông báo về những vấn đề có liên quan đến án phí, lệ phí. Nhưng nếu như đương sự đó không nộp án phí sẽ xử lý theo như điều luật dưới đây.
Trường hợp chống đối có thể sẽ bị truy tố tội Không chấp hành bản án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
“Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Tẩu tán tài sản.
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Các trường hợp không phải chịu án phí
Các tranh chấp dân sự đang diễn ra ngày một nhiều mà phương thức giải quyết chủ yếu hiện nay là giải quyết tại tòa án. Khi vụ việc được giải quyết tại tòa án, ngoài việc phần thắng thuộc về bên nào, các đương sự hết sức chú ý đến vấn đề án phí dân sự.
Theo khoản 1 điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH1, những trường hợp sau sẽ không phải chịu án phí:
- Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước khởi kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
- Người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
- Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí mà pháp luật có quy định.
Mức án phí dân sự
Tùy vào từng vụ án dân sự mà pháp luật đưa ra những quy định về mức án phí trong vụ án dân sự. Cũng bỏi vậy, pháp luật dân sự có những quy định cụ thể về mức án phí, trong những trường hợp miễn, giảm án phí dân sự trong vụ án dân sự.
Mức án phí sơ thẩm
Căn cứ theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí sẽ được xác định như sau:
STT | Tên án phí | Mức thu |
1 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch | 300.000 đồng |
2 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch | 3.000.000 đồng |
3 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch | |
3.1 | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
3.2 | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
3.3 | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
3.4 | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
3.5 | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
3.6 | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
4 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch | |
4.1 | Từ 60.000.000 đồng trở xuống | 3.000.000 đồng |
4.2 | Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% của giá trị tranh chấp |
4.3 | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
4.4 | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
4.5 | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
4.6 | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng |
5 | Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch | |
5.1 | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
5.2 | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng |
5.3 | Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
5.4 | Từ trên 2.000.000.000 đồng | 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
Mức án phí dân sự phúc thẩm
STT | Tên án phí | Mức thu |
1 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động | 300.000 đồng |
2 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại | 2.000.000 đồng |
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Các loại gỗ cấm buôn bán vận chuyển năm 2023
- Tải xuống mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ chuẩn 2023
- Quy định 2023 về chi phí đo đạc đất tranh chấp
Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Không nộp án phí dân sự có sao không” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất … Hãy tìm đến chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Ý nghĩa của việc thu án phí?
Việc thu án phí, lệ phí phản ánh đúng bản chất của vụ việc dân sự, đồng thời có ý nghĩa rất lớn đối với giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, cũng góp phần bảo đảm thực hiện được chính sách tài chính của Nhà nước.
Trong vụ việc dân sự, đương sự là người có quyền lợi ích liên quan đến vụ án. Việc Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là vì lợi ích riêng của đương sự nên buộc đương sự phải chịu một phần các chi phí tố tụng.
Bên cạnh đó thu án phí, lệ phí liên quan đến tài chính của đương sự nên có tác dụng buộc các đương sự phải suy nghĩ cẩn thận trước khi khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự và thực hiện các công việc khác. Qua đó, góp phần hạn chế việc khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự không có căn cứ, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án.
Đồng thời việc thu án phí, lệ phí còn bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước bù đắp các khoản chi phí mà nhà nước bỏ ra để thực hiện các hoạt động trong công tác xét xử của tòa án, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc thu án phí, lệ phí. Nhiều người dân khi có chuyện hay có vụ việc xảy ra bị ảnh hưởng đến quyền lợi của mình họ lập tức đe dọa nhau sẽ kiện ra tòa án. Cũng có nhiều người không biết mức án phí, lệ phí phải nộp cho việc giải quyết một vụ việc dân sự là bao nhiêu nên họ sẵn sàng kiện nhau ra tòa giải quyết.
Đơn cử như có một số vụ về chia di sản thừa kế, vì quyền lợi của bản thân anh chị em trong gia đình sẵn sàng mang nhau ra tòa chỉ vì chút tài sản do người trước để lại, họ không biết mức án phí, lệ phí phải chịu là bao nhiêu nên họ sẵn sàng bỏ tiền túi ra để giải quyết việc cho mình mà không nghĩ lại rằng nếu anh em bảo nhau thì có lẽ khoản tiền phải chi trả cho việc kiện tụng sẽ giúp được nhiều cho họ trang trải thêm trong cuộc sống gia đình.
Án phí đối với đương sự là một trong những hình thức phải theo để đưa yêu cầu của mình tới Tòa án. Án phí đối với Tòa án là một trong những vấn đề phải giải quyết trọng bản án, quyết định ở cả cấp sơ thẩm, phúc thẩm đến khi xét lại theo thủ tục giám đốc, tái thẩm.
Trường hợp được miễn tạm ứng án phí, án phí dân sự
Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, bao gồm:
– Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
– Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
– Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
– Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.