Làm giấy khai sinh cho con online như thế nào?

136
Làm giấy khai sinh cho con online như thế nào

Nếu như trước kia khi muốn khai sinh cho con, bạn phải chuẩn bị nhiều giấy tờ và đến làm việc tại cơ quan hành chính có thẩm quyền để đăng ký khai sinh cho con. Nhưng hiện nay, để tiết kiệm thời gian và công sức của cha mẹ, nước ta hiện đã cho phép cha mẹ làm giấy khai sinh và các công việc hành chính khác bằng hình thức trực tuyến. Việc làm giấy khai sinh trực tuyến giúp ích rất nhiều cho các bậc cha mẹ. Vậy làm giấy khai sinh cho con online như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tìm luật để hiểu rõ hơn nhé.

Điều kiện đăng ký khai sinh online

Tái cấu trúc quy trình nộp, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đăng ký khai sinh online (dịch vụ công ở mức độ 3) trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh được thực hiện với điều kiện:

– Cổng dịch vụ công/Hệ thống một cửa online cấp tỉnh đã hoàn thành việc kết nối, khai thác dữ liệu công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

– Kết nối, liên thông các dữ liệu hộ tịch với Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch online dùng chung của Bộ Tư pháp, bảo đảm về tính chính xác, giá trị pháp lý của dữ liệu công dân.

Làm giấy khai sinh cho con online như thế nào?

 Quy trình đăng ký khai sinh online như sau:

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia

Người có yêu cầu đăng ký khai sinh truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), xác thực người dùng theo hướng dẫn.

Sau khi đăng nhập thành công, chọn: tỉnh/thành phố; quận/huyện; phường/xã nơi thực hiện rồi chọn: “Đồng ý” để tiến hành thao tác tiếp theo. Tại Danh sách dịch vụ công chọn Nộp trực tuyến tại mục Đăng ký khai sinh thông thường (khối xã).

Thực hiện thao tác tải lên các giấy tờ, hồ sơ theo quy định bao gồm:

  • + Bản chụp Giấy chứng sinh/Giấy chứng sinh điện tử (nếu có); 
  • + Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có)/trường hợp thông tin về Giấy chứng nhận kết hôn đã có trong CSDL Quốc gia về dân cư thì không phải tải lên; 
  • + Bản chụp Giấy CMND/Thẻ CCCD và Hộ khẩu/trường hợp các thông tin này đã được xác thực và cung cấp bởi CSDL Quốc gia về dân cư thì không phải tải lên;
  • + Giấy uỷ quyền trong trường hợp thực hiện việc đăng ký khai sinh theo uỷ quyền; 
  • + Nộp phí, lệ phí (nếu thuộc trường hợp phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh) thông qua chức năng thanh toán online tích hợp trên Cổng dịch vụ công. 

Hoàn tất việc nộp hồ sơ đăng ký khai online.

– Công dân điền các thông tin trên Biểu mẫu online tương tác đăng ký khai sinh, tải lên các giấy tờ cần thiết

Làm giấy khai sinh cho con online như thế nào

Bước 2: Công chức Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ.

(1) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì chuyển hồ sơ đăng ký khai sinh để công chức làm công tác hộ tịch xử lý. 

Trường hợp tiếp nhận hồ sơ sau 15h00 mà không thể giải quyết ngay thì có Phiếu hẹn, trả kết quả cho công dân trong ngày làm việc tiếp theo.  

(2) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì có văn bản hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung để người có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Sau khi hồ sơ được bổ sung, thực hiện lại trường hợp (1).

(3) Trường hợp người có yêu cầu đăng ký khai sinh không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì báo cáo Trưởng bộ phận một cửa có văn bản từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh.             

Bước 3: Công chức làm công tác hộ tịch thẩm tra hồ sơ 

Công chức làm công tác hộ tịch thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu đính kèm).

– Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện giải quyết, phải từ chối thì gửi thông báo về tình trạng hồ sơ tới Bộ phận một cửa để thông báo cho người nộp hồ sơ – thực hiện lại bước 2 (trường hợp (2), (3)).

– Nếu thấy đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định thì thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, lưu chính thức và chuyển thông tin đến CSDL Quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân.

Bước 4: Trả kết quả

Sau khi CSDL Quốc gia về dân cư trả về số định danh cá nhân, công chức làm công tác hộ tịch in Giấy khai sinh, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển Bộ phận một cửa trả kết quả cho công dân.

Bước 5: Công dân kiểm tra thông tin 

– Công dân kiểm tra thông tin:

+ Trên Giấy khai sinh;

+ Trong Sổ đăng ký khai sinh;

– Ký Sổ đăng ký khai sinh;

– Nộp lệ phí 

(Nếu thuộc trường hợp phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh và nộp hồ sơ online, chưa nộp lệ phí tại bước 1)

– Nhận Giấy khai sinh.

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Làm giấy khai sinh cho con online như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác như các thông tin pháp lý, các mẫu đơn pháp luật như đơn thuận tình ly hôn mới nhất hay các vấn đề tư vấn pháp lý khác… Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phải đăng ký khai sinh cho con sau bao lâu kể từ khi sinh con?

Tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
“Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”
Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho con.

Có thể đăng ký khai sinh tại nơi đăng ký tạm trú hay không?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh của công dân Việt Nam như sau:
“Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.”
Đồng thời, tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 có quy định về nơi cư trú của công dân như sau:
“Điều 11. Nơi cư trú của công dân
Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.”

5/5 - (1 bình chọn)