Làm trích lục đất mất bao lâu theo quy định của pháp luật?

129
làm trích lục đất mất bao lâu

Trong quá trình làm trích lục đất, một trong những câu hỏi mà nhiều người quan tâm đó là “Làm trích lục đất mất bao lâu?” Thời gian xử lý và hoàn thành việc làm trích lục đất có thể thay đổi tùy theo quy định của pháp luật và các yếu tố cụ thể liên quan đến trường hợp cụ thể. Trong bài viết này, hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về quy định của pháp luật liên quan đến thời gian cần thiết để làm trích lục đất, đồng thời hiểu rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quy trình này.

làm trích lục đất mất bao lâu

Làm trích lục đất mất bao lâu?

Trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, việc làm trích lục đất đóng vai trò quan trọng. Trích lục đất là quá trình tạo ra bản sao thu nhỏ của bản đồ địa chính, chứa thông tin chi tiết về một thửa đất cụ thể. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi mà nhiều người đặt ra là: Làm trích lục đất mất bao lâu?

Trích lục bản đồ địa chính không có giá trị pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất. Nó thực tế chỉ là cơ sở để cung cấp thông tin và đặc điểm về một thửa đất hoặc một khu vực đất cụ thể. Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh và chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý bản đồ địa chính.

Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

– Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Do đó, theo Điều 11 và 12 của Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT, khi có yêu cầu được nhận trước 15 giờ, thông tin về đất đai phải được cung cấp ngay trong ngày. Trong trường hợp yêu cầu được nhận sau 15 giờ, việc cung cấp thông tin về đất đai sẽ được tiến hành vào ngày làm việc tiếp theo.

Hồ sơ, thủ tục làm trích lục đất

Các tranh chấp liên quan đến đất đai thường xảy ra trong cuộc sống và thường xuất phát từ sự không rõ ràng về ranh giới đất, diện tích, và quyền sở hữu. Đặc biệt, ở các vùng nông thôn và xa xôi, nơi mà kiến thức pháp luật của người dân còn hạn chế, tình trạng tranh chấp đất giữa các hộ gia đình là điều phổ biến. Trong những tình huống này, việc trích lục thửa đất và trích lục bản đồ địa chính trở thành một công cụ quan trọng giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai.

Hồ sơ, thủ tục xin trích lục thửa đất như sau:

Theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đất đai mẫu số 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, người dân được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin về đất đai nói chung và trích lục bản đồ địa chính nói riêng khi họ đáp ứng đủ các điều kiện quy định.

Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu tại văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

– Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu;

– Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có);

– Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:

– Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể;

– Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân;

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật;

– Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp).

Bước 3. Trả kết quả

– Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận.

Phí yêu cầu cấp làm trích lục đất

Việc yêu cầu trích lục đất thường đi kèm với chi phí mà người dân cần thanh toán.

Theo Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu trong việc cung cấp thông tin về đất đai phải trả phí, trừ các trường hợp sau

Phạm vi yêu cầu cung cấp nằm trong cơ sở dữ liệu về đất đai hoặc các thông tin về giá đất, thủ tục hành chính, kế hoạch, quy hoạch hoặc văn bản pháp luật về đất đai

Mục đích yêu cầu cung cấp nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh, yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tình trạng khẩn cấp

Đáp ứng mục đích thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp)

Như vậy, trong trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính không thuộc các trường hợp trên phải trả các khoản phí và chi phí quy định tại Điều 16 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT sau:

Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai

Chi phí in ấn, sao chụp

Chi phí gửi tài liệu (nếu có)

Theo quy định tại Thông tư 250/2016/TT-BTC, các phí và chi phí này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Vấn đề “Làm trích lục đất mất bao lâu theo quy định của pháp luật?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu hợp đồng thuê nhà trọ.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền cấp giấy trích lục đất đai ?

Theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và khoản 2 Điều 5 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT quy định: Cơ quan thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai là Văn phòng đăng ký đất đai.  Đối với trường hợp tại địa phương mà chưa có cơ sở dữ liệu đất đai hay dữ liệu thông tin được lấy từ hồ sơ địa chính và được Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.

Những trường hợp nào không cung cấp dữ liệu trích lục thửa đất?

Quy định trong Điều 13 Thông tư 34/2014/NĐ-CP về những trường hợp không cung cấp dữ liệu trích lục thửa đất như sau :
1. Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
2. Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
3. Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
4. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)