Nhằm đảm bảo an toàn trong việc tham gia giao thông, người lái xe cần phải hiểu rõ luật và biển báo giao thông để tránh vi phạm. Nhiều người vẫn còn gặp khó khăn trong việc hiểu biết biển báo “Đường cấm” và không nắm rõ về mức phạt áp dụng đối với xe tải khi vi phạm đi vào đường cấm. Với mục tiêu giải đáp thắc mắc cho bạn đọc và tránh các vi phạm không đáng có khi tham gia giao thông, hãy cùng Tìm luật tìm hiểu qua bài viết “Xe tải đi vào đường cấm xử phạt bao nhiêu?”. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
1. Đường cấm là gì?
Mạng lưới giao thông tại Việt Nam ngày nay đã trở nên phức tạp với sự phân chia thành nhiều loại đường khác nhau. Trong số đó, không thiếu các đoạn đường cấm, nơi các phương tiện bị hạn chế lưu thông. Vậy, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm “đường cấm” là gì?
Vi phạm quy định, người điều khiển phương tiện giao thông khi đi vào loại đường gọi là “đường cấm” sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, vì đường này không cho phép phương tiện đường bộ hoặc một số loại phương tiện lưu thông.
Đường cấm được chia thành 02 loại là đường cấm theo giờ và đường cấm phương tiện.
– Đường cầm theo giờ là đường cấm một, một số phương tiền trong một khung giờ nhất định.
– Đường cấm phương tiện là đường cấm một hay một số loại phương tiện lưu thông.

Cách nhận diện đường cấm:
Theo quy định của pháp luật, trước các tuyến đường cấm, biển báo đường cấm sẽ được cắm để báo hiệu . Điều này giúp người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông (như xe máy, xe ô tô, xe tải, taxi…) có thể nhận biết và tránh bị xử phạt. Do đó, khi tham gia giao thông, việc chú ý quan sát các biển báo cấm được đặt tại các đoạn đường này là cách tốt nhất để người điều khiển phương tiện giao thông đảm bảo tuân thủ quy định và tránh vi phạm.
Mức xử phạt khi đi vào đường cấm
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với các trường hợp vi phạm đi vào khu vực cấm hoặc đường có biển báo cấm. Điều này giúp xác định rõ ràng mức phạt tương ứng với từng loại phương tiện và tùy thuộc vào vi phạm cụ thể. Cụ thể như sau:
Đối với xe ô tô
Về việc vi phạm đi vào đường cấm, khi áp dụng biện pháp xử phạt, tài xế ô tô có thể phải đối mặt với mức phạt tối đa lên đến 2.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian tối đa là 03 tháng.
Theo Điểm b Khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :
“4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Tuy vậy, các trường hợp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt trong trường hợp vi phạm đi vào đường cấm.
Đối với xe máy
Theo quy định của luật giao thông đường bộ, xe máy đi vào đường cấm sẽ bị áp dụng xử phạt hành chính theo quy định.
Căn cứ theo Điểm i Khoản 3 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
” 3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Xe tải đi vào đường cấm xử phạt bao nhiêu?
Xe tải là loại phương tiện giao thông đường bộ tương tự ô tô, được trang bị động cơ và có ít nhất 2 trục, 4 bánh xe trở lên. Ngoài ra, xe tải có phần động cơ và thành hàng được gắn trên cùng một khung xát xi, bao gồm cả các loại xe tải 4 bánh chạy bằng điện.
Căn cứ theo Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”
Như vậy, nếu xe tải vi phạm đi vào đường cấm, sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng.
Vấn đề “Xe tải đi vào đường cấm xử phạt bao nhiêu?“ đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Bài viết liên quan
Lỗi quá khổ xe tải phạt bao nhiêu theo quy định?
Quy định về lỗi đi vào đường cấm xe tải năm 2023
Quy định năm 2023 về chu kỳ đăng kiểm xe tải trong bao lâu
Câu hỏi thường gặp
Những lỗi đi vào đường cấm xe tải?
Xe tải nhẹ: Bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn – xe tải dưới 1,5 tấn là xe con (trừ loại bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn tới 2.5 tấn và những xe thí điểm.
Xe tải nặng: Quy định cấm xe tải vào thành phố HCM sẽ bao gồm những ô tô tải có khối lượng chuyên chở 2.5 tấn trở lên, xe máy chuyên dùng, máy kéo, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hoặc rơ moóc.
Ô tô tải (xe tải): Là ô tô để chở hàng hoặc các thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lớn hơn 1.5 tấn
Ô tô chở hàng: Là ô tô để chở hàng hoặc những thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhỏ hơn 1.5 tấn (trừ bán tải)
Xe thí điểm (xe chở hàng 4 bánh gắn động cơ): Biển cấm xe tải theo giờ là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 trục, 4 bánh với thùng hàng và động cơ lắp trên cùng một xát xi (tương tự ô tô tải có tải trọng dưới 3.5 tấn). Xe dùng động cơ xăng, công suất lớn nhất không quá 15kW, vận tốc thiết kế không quá 60km/h và khối lượng xe sẽ không quá 550kg.
Xe bán tải (xe pickup): Cấm xe bán tải giờ cao điểm, loại xe có kết cấu thùng chở hàng và thân liền nhau, khối lượng chuyên chở nhỏ sẽ hơn 1.5 tấn và dưới 5 chỗ ngồi.
Máy kéo: Cấm xe vào TpHCM là chỉ đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh lốp để nâng, xúc, ủi, đào, kéo, gạt, đẩy.
Ô tô kéo rơ moóc: Là ô tô được thiết kế để kéo theo rơ moóc
Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc: Loại xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ mi rơ moóc
Rơ moóc: Phương tiện được thiết kế sao cho khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên ô tô kéo
Phương thức nộp phạt khi vi phạm lỗi đi vào đường cấm theo giờ?
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt trong một số trường hợp luật định.