Quy định về lỗi đi vào đường cấm xe tải năm 2023

177
Quy định về lỗi đi vào đường cấm xe tải năm 2023

Khi tham gia giao thông, công dân cần phải chấp hành thật nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông điều này nhằm đảm bảo an toàn cho mình và xã hội. Đây là một trong những việc cần thực hiện để chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ được xem như không đi vào đường cấm, nếu như người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà họ đi vào đường được xác định là đường cấm thì sẽ bị xử lý theo như quy định của pháp luật định. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Lỗi đi vào đường cấm xe tải” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Khái niệm đường cấm

Đường cấm được hiểu là loại đường không cho phép một hoặc một số hoặc toàn bộ các phương tiện của đường bộ lưu thông. Nếu đi vào đường cấm thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông muốn biết đường nào là đường cấm, hãy quan sát các biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.

Cách nhận diện đường cấm

Theo quy định của pháp luật thì trước các tuyến đường cấm sẽ phải cắm biển báo hiệu đường cấm. Chính vì thế, cách tốt nhất để người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông (xe máy, xe ô tô, xe tải, taxi…) muốn nhận biết đâu là đường cấm để tránh bị xử phạt thì khi tham gia giao thông phải chú ý quan sát các biển báo cấm được đặt để cảnh báo người tham gia giao thông.

Giờ cấm xe tải ở một số thành phố lớn

Quy định về lỗi đi vào đường cấm xe tải năm 2023

Giờ cấm xe tải ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Căn cứ Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND về quy định khung giờ cấm tải thành phố Hồ Chí Minh như sau:

– Xe tải nhẹ: Xe ô tô chở hàng có khối lượng vận chuyển dưới 1.5 tấn – xe tải dưới 1,5 tấn là xe con (trừ loại xe bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn cho đến tới 2.5 tấn & những xe thí điểm. Cấm từ 6h00 đến 9h00 và 16h00 đến 20h00. Xe vẫn có thể hoạt động bình thường ở những khung giờ khác.

– Xe tải nặng: Ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 2.5 tấn trở lên, xe máy chuyên dùng, sơ mi rơ moóc, máy kéo, được kéo bởi ô tô hoặc bằng rơ moóc. Cấm vào nội thành từ 6h00 đến 22h00.

Giờ cấm xe tải ở Thành Phố Hà Nội

Quyết định 06/2013/QĐ-UBND Uỷ ban Nhân dân quy định về việc hạn chế các loại xe tải vào nội thành Hà Nội cụ thể như sau:

– Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn: Cấm hoạt động trong giờ cao điểm.

– Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng >= 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công: Được phép di chuyển từ 21h00 đến 6h00.

– Các loại xe cắt sửa cây, xe tưới nước rửa đường, xe hút bụi, xe hút bùn, xe vận chuyển bùn phục vụ thoát nước, xe và máy sửa chữa cầu đường, xe nâng đưa người làm việc trên cao: Được hoạt động trên các đường phố trừ giờ cao điểm.

– Các loại xe chuyên dùng vận chuyển rác, xe thu gom rác đẩy tay (trừ xe tham gia tổng vệ sinh phục vụ nhiệm vụ đột xuất): Chỉ được phép hoạt động trên các đường phố từ 19h30 đến 6h00 sáng hôm sau.

– Các loại xe ô tô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn, các loại xe máy thi công, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng: Cấm hoạt động từ 6h00 đến 21h00 hàng ngày.

– Với các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe trên 10 tấn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe máy thi công chỉ được di chuyển từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành đặc biệt.

Lỗi đi vào đường cấm xe tải

Xe tải nhẹ: Bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn – xe tải dưới 1,5 tấn là xe con (trừ loại bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn tới 2.5 tấn và những xe thí điểm.

Xe tải nặng: Quy định cấm xe tải vào thành phố HCM sẽ bao gồm những ô tô tải có khối lượng chuyên chở 2.5 tấn trở lên, xe máy chuyên dùng, máy kéo, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hoặc rơ moóc.

Ô tô tải (xe tải): Là ô tô để chở hàng hoặc các thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lớn hơn 1.5 tấn

Ô tô chở hàng: Là ô tô để chở hàng hoặc những thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhỏ hơn 1.5 tấn (trừ bán tải)

Xe thí điểm (xe chở hàng 4 bánh gắn động cơ): Biển cấm xe tải theo giờ là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 trục, 4 bánh với thùng hàng và động cơ lắp trên cùng một xát xi (tương tự ô tô tải có tải trọng dưới 3.5 tấn). Xe dùng động cơ xăng, công suất lớn nhất không quá 15kW, vận tốc thiết kế không quá 60km/h và khối lượng xe sẽ không quá 550kg.

Xe bán tải (xe pickup): Cấm xe bán tải giờ cao điểm, loại xe có kết cấu thùng chở hàng và thân liền nhau, khối lượng chuyên chở nhỏ sẽ hơn 1.5 tấn và dưới 5 chỗ ngồi.

Máy kéo: Cấm xe vào TpHCM là chỉ đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh lốp để nâng, xúc, ủi, đào, kéo, gạt, đẩy.

Ô tô kéo rơ moóc: Là ô tô được thiết kế để kéo theo rơ moóc

Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc: Loại xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ mi rơ moóc

Rơ moóc: Phương tiện được thiết kế sao cho khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên ô tô kéo

Giới hạn khu vực nội đô tại tphcm (đường vành đai)

Cũng theo quyết định trên, giới hạn khu vực cấm tải giờ cao điểm ở TPHCM cụ thể như sau:

Phía Đông: Mai Chí Thọ – Xa lộ Hà Nội (từ Ngã tư Thủ Đức đến nút giao Cát Lái) – Đồng Văn Cống (đến Võ Chí Công)

Phía Bắc và Phía Tây: Quốc lộ 1 (từ ngã tư Thủ Đức đến đoạn Quốc lộ 1 giao đường Nguyễn Văn Linh)

Phía Nam: cầu Phú Mỹ, đường Võ Chí Công (từ Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ), đường trên cao (từ khu A Nam Sài Gòn tới cầu Phú Mỹ), đường Nguyễn Văn Linh (từ khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1A)

  • Như vậy, Xe tải nặng và xe tải nhẹ có thể lưu thông thoải mái trên các đường vành đai này. Quy định này không cấm xe máy ở thành phố Hồ Chí Minh

Thủ tục xử phạt hành chính lỗi đi vào đường cấm theo giờ

Bước 1: Phát hiện hành vi

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.

Bước 2: Lập biên bản

Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính; trừ trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Sau khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì giao 01 bản cho tổ chức; cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên; thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.

Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Bước 3: Xác minh tình tiết vụ việc

Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.

Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm

Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.

Bước 5: Giải trình

Giải trình theo quy định tại điều 61 Luật Hành Chính.

Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm

Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:

–  Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.

– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp  bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi đi vào đường cấm xe tải”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khá như mẫu gia hạn hợp đồng thuê nhà …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Các tuyến hành lang xe tải nặng được lưu thông từ 9 giớ đến 16 giờ ở Hồ Chí Minh?

Đường Mai Chí Thọ: đoạn từ đường Nguyễn Cơ Thạch đến đường Đồng Văn Cống.
Đường Trần Xuân Soạn: đường Huỳnh Tấn Phát đến đường Lê Văn Lương.
Đường Phạm Thế Hiển: đoạn từ đường Trịnh Quang Nghị đến đường nối Phạm Thế Hiển – Quốc Lộ 50.
Quôc Lộ 50: đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Phạm Thế Hiển.
Hành lang đăng kiểm xe 50.01 s (số 464 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân): Quôc lộ 1- đường Kinh Dương Vương – Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50.01 s – và ngược lại.
Hành lang đăng kiểm xe 50.03V (số 107 Phú Châu, quận Thủ Đức): Quốc lộ 1
đường Phú Châu và ngược lại.
Hành lang đăng kiểm xe 50.03S (số 6/6 Quốc lộ 13, quận Thủ Đức): Quốc lộ 1
Phạm Văn Đông — Quốc Lộ 13 – Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50.03S và ngược lại.

Nộp phạt hành vi chạy xe máy vào đường cấm theo giờ tại cơ quan nào?

– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt trong một số trường hợp luật định.

5/5 - (1 bình chọn)