Luật thừa kế đất đai của bố mẹ có nội dung gì?

127
Luật thừa kế đất đai của bố mẹ có nội dung gì?

Khi cha mẹ chết mà có tài sản để lại thì theo quy định của pháp luật về thừa kế thì con cái có quyền được hưởng phần di sản đó theo di chúc và theo quy định của pháp luật. Thừa kế bao gồm tiền, tài sản, giấy tờ có giá, đất đai, v.v. do cha mẹ để lại. Thừa kế đất đai thì đặc biệt hơn một chút, được quy định rất chặt chẽ bởi luật dân sự và luật đất đai. Tuy nhiên, do hiểu biết về pháp luật còn hạn chế nên nhiều người con không biết làm thế nào để thừa kế đất đai của cha mẹ đã mất. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Luật thừa kế đất đai của bố mẹ có nội dung gì?” sau đây.

Quy định về thừa kế tại Việt Nam

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân thì cũng có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Thời điểm và địa điểm mở thừa kế

Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Luật thừa kế đất đai của bố mẹ có nội dung gì?

Quy định về phân chia di sản thừa kế do người chết để lại

Theo quy định tại Điều 659; 660; 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản của người mất để lại như sau:

Phân chia di sản theo di chúc:

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Phân chia di sản theo pháp luật:

Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Hạn chế phân chia di sản:

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Luật thừa kế đất đai của bố mẹ có nội dung gì?

Điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con

  • Đất đó phải được sử dụng ổn định
  • Đất không có tranh chấp
  • Đất không bị thu hồi, kê biên để thi hành án
  • Đất thừa kế phải thuộc tài sản mà bố mẹ để lại

Các giấy tờ liên quan khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ)
  • Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.
  • Bản sao CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.
  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.
  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình…
  • Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.

Thành phần hồ sơ để cấp, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế đất đai

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) người được hưởng thừa kế phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 

Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.

Trường hợp 1: Hưởng thừa kế theo di chúc.

  • Di chúc hợp pháp.
  • Biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất;

Trường hợp 2: Hưởng thừa kế theo pháp luật.

  • Bản án, quyết định của Tòa án.
  • Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế, có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng về việc hưởng thừa kế.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Luật thừa kế đất đai của bố mẹ có nội dung gì?”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác như các thông tin pháp lý như hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, các mẫu đơn pháp luật, tư vấn pháp lý… Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp chỉ có một người thừa kế đất đai duy nhất thì làm thế nào?

Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

Trường hợp có nhiều người cùng thừa kế đất đai thì cần làm gì?

Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.

5/5 - (1 bình chọn)